Nữ họa sĩ với tranh nude đầy cảm xúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Họa sĩ Sophie Trịnh và triển lãm "Lớp lang cảm xúc" thu hút sự chú ý với những tác phẩm tranh nude đầy xúc cảm.
Một tác phẩm của Sophie Trịnh

Một tác phẩm của Sophie Trịnh

Ngày 25-8, triển lãm cá nhân đầu tay của họa sĩ Sophie Trịnh mang tên "Lớp lang cảm xúc" chính thức khai mạc tại Nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm trưng bày 23 tác phẩm thai nghén và hoàn thành trong thời gian 6 năm, chất liệu sơn dầu trên vải, chủ yếu khai thác đề tài phụ nữ khỏa thân.

Đến từ Hạ Long, Sophie Trịnh không chỉ sở hữu tài năng hội họa mà còn có khả năng diễn xuất và làm người mẫu. Tuy nhiên, chính đam mê mãnh liệt với hội họa đã định hình con đường nghệ thuật của cô. Với tâm hồn lãng mạn, giàu cảm xúc, Sophie Trịnh đã dành nhiều năm để trau dồi kỹ năng hội họa và theo đuổi đam mê của mình.

Chia sẻ về triển lãm, Sophie Trịnh cho biết: "Trong cuộc sống hiện đại, con người dường như đang đối diện với sự cô đơn và cảm xúc phức tạp hơn bao giờ hết.

Tại triển lãm "Lớp lang cảm xúc" lần này, tôi muốn gửi gắm một thông điệp của sự sẻ chia, khi đời sống hôm nay mỗi người đều mang trong lòng những nỗi niềm riêng nhưng đôi khi lại thật khó nói ra, con người ai cũng ẩn chứa những khao khát được thấu hiểu, yêu thương và quan tâm.

Đây là những cảm xúc mãnh liệt nhưng lại thường bị kìm nén, không thể thổ lộ... Và tôi muốn truyền gửi những điều ấy trong tác phẩm của mình".

Họa sĩ Sophie Trịnh cùng tác phẩm của mình

Họa sĩ Sophie Trịnh cùng tác phẩm của mình

Những bức họa của Sophie Trịnh mang đến người xem những nỗi niềm sâu kín, những khao khát yêu thương và sự cô đơn trong tâm hồn không chỉ của riêng mình mà những bản thể khác khi nhìn vào cũng thấy thấp thoáng bóng dáng, thân phận mình trong đó.

Từng học Thạc sĩ, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, với tinh thần lao động nghệ thuật cần mẫn, nghiêm túc, có thể nói, Sophie Trịnh là một trong số ít họa sĩ nữ của Việt Nam tự họa về bản thân mình trong góc nhìn khỏa thân.

Tác phẩm tại triển lãm

Tác phẩm tại triển lãm

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, tranh của Sophie Trịnh kết hợp giữa ánh sáng của hiện thực và không gian ước lệ của trừu tượng, pha chút đường nét phóng túng của chủ nghĩa biểu hiện, để lại những mảng màu loang, những giọt màu rơi tự do và những nhát cọ buông thả.

Theo Thùy Trang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".