An Khê huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 5 xã thuộc thị xã An Khê (Song An, Cửu An, Thành An, Xuân An và Tú An) đã tập trung huy động mọi nguồn lực để duy trì, nâng cao các tiêu chí.

Cửu An xây dựng nông thôn mới nâng cao

Cửu An là xã đầu tiên của thị xã An Khê đạt chuẩn NTM vào năm 2016. Từ đó đến nay, Đảng bộ, chính quyền và người dân đã nỗ lực gìn giữ, phát huy kết quả đạt được; không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024.

Hội viên phụ nữ thôn An Điền Nam (xã Cửu An) thường xuyên dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Ảnh: N.M

Hội viên phụ nữ thôn An Điền Nam (xã Cửu An) thường xuyên dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Ảnh: N.M

Bà Nguyễn Thị Phúc-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửu An-cho biết: Thời gian qua, thị xã đã đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng giúp địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, xã đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt là giáo dục, thu nhập và chất lượng môi trường sống.

Theo Chủ tịch UBND xã Cửu An, xã phấn đấu từ nay tới cuối năm sẽ đạt tiêu chí giáo dục. Về tiêu chí thu nhập, xã tăng cường vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành nghề, xây dựng sản phẩm OCOP; duy trì phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống người dân.

“Từ nguồn ngân sách thị xã cấp hơn 1 tỷ đồng, xã mở rộng hệ thống cấp nước tập trung đến địa bàn thôn An Bình và An Điền Nam. Sau khi hoàn thành, 188 hộ của 2 thôn được hưởng lợi từ công trình này. Xã tiếp tục triển khai xây dựng các bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các cánh đồng theo nguyên lý tuần hoàn, góp phần hoàn thành tiêu chí chất lượng môi trường sống”-bà Phúc nêu giải pháp.

Để sớm đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Cửu An chọn xây dựng thôn An Điền Nam đạt chuẩn NTM. Bà Nguyễn Thị Lên-Trưởng thôn An Điền Nam-cho biết: Thôn có 404 hộ với 1.558 khẩu; còn 4 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo. Từ đầu năm đến nay, cùng với nguồn ngân sách các cấp hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng, người dân đã đóng góp gần 166 triệu đồng, hàng trăm ngày công và tự nguyện hiến khoảng 1.000 m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Bà con cũng chủ động phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/năm.

“Ban Phát triển thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chỉnh trang nhà ở, hàng rào cổng ngõ, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khai thông cống rãnh nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Đến nay, thôn đã đạt 19/19 tiêu chí”-bà Lên phấn khởi nói.

Tập trung hoàn thành các tiêu chí

Ngoài xã Cửu An được đầu tư xây dựng để đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2024, các xã còn lại dựa trên điều kiện thực tế của địa phương phát huy nội lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng bước hoàn thành xã NTM nâng cao.

Ông Khưu Doãn Huân-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Song An-chia sẻ: “Song song với huy động nguồn lực, các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khắc phục khó khăn, chung tay xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao và phấn đấu đến cuối năm 2024 hoàn thành tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về văn hóa, nâng tổng số tiêu chí đạt 14/19 tiêu chí”.

Gia đình ông Nguyễn Công Quý (thôn An Điền Nam, xã Cửu An, thị xã An Khê) phá bỏ hàng rào, cổng ngõ, tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Ngọc Minh

Gia đình ông Nguyễn Công Quý (thôn An Điền Nam, xã Cửu An, thị xã An Khê) phá bỏ hàng rào, cổng ngõ, tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Ngọc Minh

Còn ông Nguyễn Phi Hùng-quyền Chủ tịch UBND xã Thành An-thì cho hay: “Xã đã đạt 12/19 tiêu chí NTM nâng cao. Qua đánh giá 7 tiêu chí chưa đạt, trong khả năng của mình, xã phấn đấu trong năm nay hoàn thành tiêu chí giáo dục, văn hóa và y tế”.

Thực hiện Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 16-11-2022 của UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, đến nay, 5 xã của thị xã An Khê đã đạt từ 10 đến 16/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt phổ biến gồm: thu nhập; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; môi trường và an toàn thực phẩm; giáo dục.

Đề cập những giải pháp trong thời gian tới, ông Đặng Quốc Hoài Huy-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Ủy ban nhân dân thị xã tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng NTM được phân công phụ trách các tiêu chí có trách nhiệm phối hợp với UBND các xã tổ chức đánh giá toàn diện tình hình, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các tiêu chí được giao; làm rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, tập thể và cá nhân, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, củng cố, giữ vững các tiêu chí đã đạt tại các xã.

“Đồng thời, tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao; tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, tỉnh, vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, có tính bức thiết trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nông thôn bền vững; hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng phù hợp, đồng bộ, hiện đại”-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.