Đừng để trẻ ngồi nhầm lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa X vừa qua, một vấn đề được cử tri và nhiều đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, chất vấn đó là tình trạng trẻ ngồi nhầm lớp.

Trẻ ngồi nhầm lớp chính là những học sinh yếu, chưa hoàn thành chương trình do nhà trường quy định nhưng vẫn được lên lớp.

Từ nhiều năm trước, người viết bài này đã từng phản ánh câu chuyện một học sinh lớp 6 (ở một huyện tại Bình Thuận), dù học lớp 6 nhưng không đọc được và chỉ biết viết tên mình. Sau đó, báo chí nêu lên khá nhiều địa phương khác trên cả nước cũng có các trường hợp tương tự, chứ không riêng ở huyện nọ.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Thuận vừa qua, trả lời chất vấn về hiện tượng đáng buồn này, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận Nguyễn Thị Toàn Thắng thừa nhận ngồi nhầm lớp là có. Tuy nhiên, theo bà Thắng, hiện tượng này chỉ là cá biệt và rơi vào các trường học vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn của tỉnh.

Về nguyên nhân, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, những em thuộc diện trên đa số là 5-6 tuổi mới được đến trường để làm quen với tiếng Việt (ở nhà chỉ nói tiếng mẹ đẻ). Cho nên khi học chương trình phổ thông không theo kịp các bạn đã nói sõi tiếng Việt. Nguyên nhân khác nữa được viện dẫn là thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của các em còn thiếu, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn thiếu... đã tác động lớn đến chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Đấy là chưa kể một nguyên nhân rất nóng nhưng rất cũ mà các đại biểu HĐND chất vấn là tình trạng chạy theo thành tích nên đã "đôn" các em lên lớp.

Giải quyết câu chuyện ngồi nhầm lớp cũng đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng bao nhiêu năm qua vẫn chưa chấm dứt. Giải pháp cho vấn đề này, bên cạnh việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị và cả đội ngũ giáo viên, cần có sự quan tâm lớn của gia đình và xã hội. Chỉ khi mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội được nhịp nhàng và có sự gắn kết thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Thời kỳ nào cũng vậy, quan tâm chất lượng giáo dục là quan trọng nhất, đừng vì thành tích mà để trẻ ngồi nhầm lớp sẽ tạo gánh nặng cho nhà trường và xã hội sau này.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.