Nhà máy Đường An Khê tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ cải tiến kỹ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật luôn nhận được sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và người lao động Nhà máy Đường An Khê. Phong trào đã góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất, làm lợi cho doanh nghiệp gần 4 tỷ đồng/năm.

Nổi bật là sáng kiến “Thiết kế, cải tạo lắp đặt hoàn thiện hệ thống băng tải trung gian B8.1-4B cho khu ép DC 8.000 tấn mía/ngày” của nhóm tác giả Đinh Duy Chiến và Nguyễn Xuân Tường. Sáng kiến này được áp dụng vào hoạt động sản xuất của Nhà máy từ tháng 7-2023.

Theo ông Đinh Duy Chiến-Phó Trưởng phòng Kỹ thuật chất lượng: Năm 2016, Nhà máy nâng công suất từ 10.000 tấn mía/ngày lên 18.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, bộ phận băng tải trung gian B8.1-4B lúc này mới sản xuất được 6.000-7.000 tấn mía/ngày. Vì vậy, nhóm đã nghiên cứu, cải tạo nâng cấp hoàn thiện để băng tải đạt công suất thiết kế 8.000 tấn mía/ngày.

Các ông: Trương Ngọc Duy, Ngô Trọng Ngân, Nguyễn Thành Hiệu (từ trái sang) kiểm tra quy trình thu gom, lưu giữ bùn sinh học để phục vụ nuôi cấy vi sinh. Ảnh: Đ.Y

Các ông: Trương Ngọc Duy, Ngô Trọng Ngân, Nguyễn Thành Hiệu (từ trái sang) kiểm tra quy trình thu gom, lưu giữ bùn sinh học để phục vụ nuôi cấy vi sinh. Ảnh: Đ.Y

“Để nâng công suất, nhóm đã tính toán các thông số, nâng góc nghiêng băng tải trung gian B8.1B từ 47° lên 53°. Nâng góc nghiêng băng tải trung gian B8.2-4B từ 50° lên 55°. Cải tạo 4 hộp cao vị từ 1,5 m lên 2,539 m. Thay bánh xích chủ động Z17 lên Z21. Thay động cơ điều tốc điện từ 1.320v/ph bằng động cơ xoay chiều 37kW, 980 v/ph nối coupling vào giảm tốc kín. Băng tải thay đổi bằng biến tần 45kW. Sau đó, hoàn thiện hệ thống tự động.

Về mặt kỹ thuật, sáng kiến đã đáp ứng được công suất cho dây chuyền 8.000 tấn mía/ngày, hoạt động dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, sáng kiến đã đáp ứng được sự cần kíp là tăng công suất vận chuyển của băng tải để đáp ứng nhu cầu nâng công suất của Nhà máy”-ông Chiến thông tin.

Tương tự, sáng kiến “Soạn thảo, hướng dẫn áp dụng quy trình AK18” của nhóm tác giả Lê Thị Quyên Quyên và Lê Thị Hàn Thuyên cũng được áp dụng từ đầu năm 2021. Sáng kiến này giúp Nhà máy kiểm soát được các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Chị Lê Thị Quyên Quyên và Lê Thị Hàn Thuyên đang triển khai vận hành sáng kiến soạn thảo, hướng dẫn áp dụng quy trình AK18. Ảnh: Đinh Yến

Chị Lê Thị Quyên Quyên và Lê Thị Hàn Thuyên đang triển khai vận hành sáng kiến soạn thảo, hướng dẫn áp dụng quy trình AK18. Ảnh: Đinh Yến

Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê: Mỗi năm, Nhà máy Đường An Khê có 35 sáng kiến của các tác giả được xét duyệt cấp Công ty và cấp cơ sở. Trong đó, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn, góp phần phát huy hiệu quả cũng như cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tăng năng suất lao động, giảm thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, sự cố hoạt động; qua đó làm lợi cho Nhà máy gần 4 tỷ đồng/năm.

Còn sáng kiến “Thu gom, lưu giữ bùn sinh học để phục vụ nuôi cấy vi sinh” của 3 tác giả: Nguyễn Thành Hiệu, Ngô Trọng Ngân và Trương Ngọc Duy cũng đã được lãnh đạo Nhà máy khen thưởng và áp dụng vào thực tế từ tháng 1-2023.

Tổ trưởng Tổ xử lý nước cấp nước thải Nguyễn Thành Hiệu-Chủ nhiệm sáng kiến-cho biết: Chu kỳ hoạt động sản xuất của Nhà máy là 6 tháng hoạt động, 6 tháng nghỉ. Trước đây, Nhà máy phải sử dụng các loại vi sinh đặc hiệu để nuôi cấy và khởi động sinh học cho hệ thống xử lý nước thải trước 1 tháng so với thời gian đi vào hoạt động sản xuất.

Trong giai đoạn dây chuyền Nhà máy khởi động lại, phải sử dụng số lượng vi sinh, hóa chất nhiều, tốn kém về kinh tế. Vì thế, nhóm đã nghiên cứu thu gom, tận dụng, tái tạo lượng bùn sinh học bằng phương pháp sục khí, bổ sung các loại dinh dưỡng để phục hồi nguồn vi sinh này.

“Năm đầu tiên chạy thử nghiệm đã đem lại hiệu quả đáng kể như: rút ngắn thời gian khởi động sinh học cho bể hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải; giảm chi phí vi sinh, hóa chất, dinh dưỡng cung cấp cho quá trình nuôi cấy phục hồi hệ thống sinh học trong giai đoạn đầu vụ sản xuất. Chủ động khởi động hệ thống sinh học trong sản xuất đường tinh luyện RE. Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận nước thải xử lý đạt yêu cầu QCVN40:2011 trước khi xả thải ra môi trường”-ông Hiệu cho hay.

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm nay đạt 851 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai cho rằng đã có chuyển biến tích cực và phần nào khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

(GLO)- Bên cạnh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, thời gian qua, cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Ialy còn đề xuất hàng chục giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy” đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.