Quỹ Hỗ trợ nông dân "tiếp sức" phát triển kinh tế gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Được “tiếp sức” từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện, nhiều nông dân ở huyện Chư Păh có thêm điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chúng tôi đến thăm cơ sở nuôi bò vỗ béo và mổ thịt của gia đình anh Nguyễn Ngọc Tâm (thôn 2, thị trấn Phú Hòa) khi anh đang thái cỏ trộn cùng vỏ chanh dây cho bò ăn. Anh cho hay: “Vài ngày trước, gia đình tôi vừa bán và mổ thịt gần 100 con bò. Hiện tại, tôi còn nuôi hơn 200 con bò lớn, nhỏ ở 3 địa điểm khác nhau”.

Nhờ được Quỹ HTND huyện cho vay, gia đình anh Nguyễn Ngọc Tâm, thôn 2, thị trấn Phú Hòa mở rộng quy mô nuôi bò vỗ béo và bán thịt. Ảnh: Đinh Yến

Nhờ được Quỹ HTND huyện cho vay, gia đình anh Nguyễn Ngọc Tâm, thôn 2, thị trấn Phú Hòa mở rộng quy mô nuôi bò vỗ béo và bán thịt. Ảnh: Đinh Yến

Anh Tâm kể, vào năm 2004, sau nhiều đêm trăn trở, vợ chồng anh quyết định rẽ lối nuôi bò vỗ béo. Khi ấy tài sản của vợ chồng anh chỉ mua được 4 con bò, trị giá gần 20 triệu đồng. Sau vài tháng chăm sóc, bán bò thấy có lãi nên anh chị mạnh dạn vay ngân hàng mua tiếp 11 con bò về nuôi. “Nhờ nuôi bò vỗ béo và hàng ngày mổ từ 1-2 bò thịt đổ các mối nhà hàng, bán ở chợ, với quy mô chăn nuôi hiện tại, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm”-anh Tâm chia sẻ.

Tính đến ngày 30-5, Quỹ HTND huyện đang cho 206 hộ nông dân vay với tổng số 5,6 tỷ đồng để triển khai 11 dự án, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Quỹ HTND huyện không chỉ giúp hội viên nông dân trên địa bàn có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Tâm còn vận động các hộ chăn nuôi bò thành lập Tổ hội nghề nghiệp nuôi bò do anh làm Tổ trưởng. Tổ hiện có 11 thành viên là hội viên nông dân thị trấn Phú Hòa, đang chăn nuôi hơn 500 con bò. Tổ sinh hoạt mỗi tháng 1 lần, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, hỗ trợ nhau kinh nghiệm trong chăn nuôi. Mới đây, 10 thành viên trong Tổ được Quỹ HTND huyện cho vay tổng số 631 triệu đồng, kỳ hạn 36 tháng (thu phí 1 lần) để đầu tư phát triển chăn nuôi. "Từ số tiền được Quỹ HTND huyện cho vay với lãi suất thấp, tôi mua thức ăn và mở rộng thêm chuồng trại để tăng đàn"-anh Tâm bày tỏ.

Cũng là thành viên trong Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò, anh Nguyễn Văn Huy được Quỹ HTND huyện cho vay 63 triệu đồng. Hiện đàn bò của gia đình anh có 70-80 con. Anh chia sẻ: “Với 63 triệu đồng từ Quỹ HTND cho vay với lãi suất ưu đãi trả gốc trong 3 năm, 3 tháng trả phí (lãi/lần), tôi mua thêm bò giống, mở rộng thêm chuồng nuôi để phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Hồ Đăng Lòng (bìa phải)-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng xã Nghĩa Hưng bên vườn sầu riêng trồng xen cà phê. Ảnh: Hồ Long

Ông Hồ Đăng Lòng (bìa phải)-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng xã Nghĩa Hưng bên vườn sầu riêng trồng xen cà phê. Ảnh: Hồ Long

Năm 2023, 20/41 thành viên Tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng xã Nghĩa Hưng cũng được Quỹ HTND huyện và Quỹ HTND tỉnh cho vay 1 tỷ đồng. Ông Hồ Đăng Lòng-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng xã Nghĩa Hưng là 1 trong 20 hộ được vay với số tiền 50 triệu đồng. Ông hiện có 70 gốc sầu riêng cho thu năm thứ 8 trồng xen canh với 2 ha cà phê. Năm 2023, vườn sầu riêng đem lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng.

“Năm 2023, với số tiền vay từ Quỹ HTND, tôi thuê nhân công cải tạo vườn, mua phân bón, thuốc. Vụ sầu riêng năm 2024, tôi ký hợp đồng với thương lái bán xô 74 ngàn đồng/kg, ước thu 4-5 tấn sầu riêng, được khoảng hơn 300 triệu đồng”-ông Lòng bộc bạch.

Theo ông Võ Xuân Bảo-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh, để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội đã chủ động lựa chọn những Tổ hội nghề nghiệp, mô hình, dự án có tính khả thi để triển khai, thực hiện. Đặc biệt, Hội ưu tiên tổ hội nghề nghiệp trồng những cây con mang lại hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng, cà phê, bò, dê. Cùng với đó, hỗ trợ vốn vay cho những hộ có tinh thần trách nhiệm, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn vay. Hội cũng thường xuyên phối hợp các ban, ngành liên quan mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học-kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên nông dân. Ngoài ra, Hội còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của hội viên để bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).