Ngắm cận chiếc võng lọng của công chúa, hoàng tử triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong không gian trưng bày Hoàng cung triều Nguyễn của nhà sưu tập Đỗ Hùng (quận 1, TPHCM) có sự xuất hiện của hai chiếc võng lọng vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Theo như chú thích, đây là phương tiện di chuyển của hoàng tử và công chúa vào thời Nguyễn.
Đây là phần võng của công chúa, phía bên kia là của hoàng tử.

Đây là phần võng của công chúa, phía bên kia là của hoàng tử.

Họa tiết tâm mặt trời được thêu bằng những sợi chỉ vàng.

Họa tiết tâm mặt trời được thêu bằng những sợi chỉ vàng.

Họa tiết trang trí thân rồng, phụng được thể hiện bằng chỉ vàng, giữ được màu sắc của chất liệu theo gian. Hai chiếc võng thu hút quan khách dừng lại chiêm ngưỡng khá lâu.

Họa tiết trang trí thân rồng, phụng được thể hiện bằng chỉ vàng, giữ được màu sắc của chất liệu theo gian. Hai chiếc võng thu hút quan khách dừng lại chiêm ngưỡng khá lâu.

Đầu phụng đòn dọc gánh võng của công chúa. Theo như chú thích tại nơi trưng bày, các chi tiết này được thếp vàng.

Đầu phụng đòn dọc gánh võng của công chúa. Theo như chú thích tại nơi trưng bày, các chi tiết này được thếp vàng.

Đầu và đuôi rồng trên phần đòn dọc gánh võng của hoàng tử. Phần đòn dọc này dài 4.050 mm đã phai màu sơn son. Giữa hai chiếc võng trưng bày hàng nghi trượng. Khi hoàng gia và quan lại di chuyển, tùy theo vai vế, thân phận, chức vụ... mà số lượng nghi trượng được bố trí ứng với vị trí của nhân vật ngồi trên võng.

Đầu và đuôi rồng trên phần đòn dọc gánh võng của hoàng tử. Phần đòn dọc này dài 4.050 mm đã phai màu sơn son. Giữa hai chiếc võng trưng bày hàng nghi trượng. Khi hoàng gia và quan lại di chuyển, tùy theo vai vế, thân phận, chức vụ... mà số lượng nghi trượng được bố trí ứng với vị trí của nhân vật ngồi trên võng.

Đây là loại võng không dùng lọng tròn. Thay vào đó, phần lọng được thay thế bằng mui che nắng. Hai chiếc võng trưng bày tại bảo tàng có phần mui chỉ còn lại khung sườn thếp vàng. Theo phần chú thích, vàng thếp trên võng là loại vàng 24k. Theo một số ghi chép, trong các đám rước gần thường hay dùng võng trần, khi đi xa mới dùng võng có mui. Khi đi võng trần, người ta có thể ngồi xếp bàn tròn trong võng, đi võng có mui thì nằm và có thể ngủ trên võng.

Đây là loại võng không dùng lọng tròn. Thay vào đó, phần lọng được thay thế bằng mui che nắng. Hai chiếc võng trưng bày tại bảo tàng có phần mui chỉ còn lại khung sườn thếp vàng. Theo phần chú thích, vàng thếp trên võng là loại vàng 24k. Theo một số ghi chép, trong các đám rước gần thường hay dùng võng trần, khi đi xa mới dùng võng có mui. Khi đi võng trần, người ta có thể ngồi xếp bàn tròn trong võng, đi võng có mui thì nằm và có thể ngủ trên võng.

Chi tiết con ly móc võng vẫn óng ánh màu sắc của loại vàng nguyên chất.

Chi tiết con ly móc võng vẫn óng ánh màu sắc của loại vàng nguyên chất.

Hai đầu võng có chi tiết cái ngáng được thếp vàng. Ngáng hình cong dài ước 80 cm để xâu dây ở đầu võng vào, rồi kéo chụm lại móc vào đòn võng. Một số loại ngáng còn được làm bằng ngà voi.

Hai đầu võng có chi tiết cái ngáng được thếp vàng. Ngáng hình cong dài ước 80 cm để xâu dây ở đầu võng vào, rồi kéo chụm lại móc vào đòn võng. Một số loại ngáng còn được làm bằng ngà voi.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh. Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của Tết Đoan Ngọ là ngày “y dược toàn dân”.
Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.