Đĩnh đạc giữa thế giới biến động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam và hai nước đã đạt nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng, được thể hiện thông qua tuyên bố chung.

Nổi bật trong đó là những thỏa thuận về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật. Đây là dấu ấn mới quan trọng cho quan hệ Việt - Nga vốn có gần 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao liên tục.

Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 năm, nguyên thủ của 3 quốc gia gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga đã thăm chính thức VN. Đây là điều không diễn ra với các quốc gia nào khác hiện nay. Bởi thực tế, thế giới đang đối diện nhiều bất ổn với sự cạnh tranh, cọ xát quyết liệt giữa các cường quốc.

Điều đó đặt ra áp lực lớn đối với nhiều quốc gia về nguy cơ phải "chọn phe". Tuy nhiên, bằng chính sách ngoại giao hiệu quả và chân thành, với bản sắc "cây tre Việt Nam", chúng ta chẳng những không bị cuốn vào "phe" nào mà còn có thể cùng lúc phát triển quan hệ tốt đẹp với nhiều bên. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với cả 5 thành viên HĐBA LHQ. Trong đó có 3 thành viên là Trung Quốc, Nga và Mỹ đều là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Đọc lại toàn bộ các thông cáo chung của Việt Nam với các nước sau những chuyến thăm chính thức nói trên, một điều dễ nhận thấy là không có bất cứ câu từ nào mang tính nhằm vào nước thứ ba nào khác. Trong các bản thông cáo chung, liên quan vấn đề quốc tế thì đều là những điều hướng đến đóng góp cho hòa bình và phát triển của thế giới, kết hợp cùng các cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều này chứng minh sự vững vàng, độc lập, tự chủ trong quan hệ của Việt Nam với các nước.

Thời gian qua, không chỉ có các chuyến thăm của 3 vị nguyên thủ nói trên, mà còn rất nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao các nước khác cũng đã thăm Việt Nam. Ngược lại, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng liên tục có nhiều hoạt động đối ngoại, công du và tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị quan trọng trên thế giới. Xuyên suốt các hoạt động đối ngoại đó thì kinh tế luôn là trụ cột quan trọng mà chúng ta thảo luận, tìm cách tăng cường hợp tác, phát triển dựa trên nền tảng quan hệ các bên cùng có lợi và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trụ cột kinh tế cũng được thể hiện rất rõ trong các quan hệ quốc tế khi Trung Quốc cùng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, đồng thời cũng giữ 4 vị trí đầu tiên trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việc tăng cường hợp tác quốc tế đa dạng đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế để nâng cao hơn nữa năng lực nội tại nhằm củng cố sự tự chủ, tạo ra tác động tương hỗ ngược lại để Việt Nam tăng cường vị thế vững vàng hơn trong quan hệ quốc tế.

Kết quả đó góp phần quan trọng định hình vị thế đĩnh đạc của Việt Nam giữa một thế giới đang đầy biến động.

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?