Phát huy 2 lợi thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ hôm nay, 3-6, hệ thống mạng lưới của 4 ngân hàng thương mại nhà nước - gồm: Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank - sẽ chính thức bán vàng miếng SJC bình ổn thị trường, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu (6 phiên thành công), cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC (hơn 1,8 tấn vàng). Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, khoảng trên 20%.

Nhằm bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường theo chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các đơn vị này bán trực tiếp tới người dân. Mục tiêu là sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới về mức phù hợp và bền vững.

Việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán vàng miếng thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ phát huy được 2 lợi thế. Một là, 4 ngân hàng này có mạng lưới rộng khắp nên sẽ thuận lợi trong việc cung vàng ra thị trường cho mục tiêu bình ổn. Hai là, 4 ngân hàng này đã được cấp phép về kinh doanh mua bán vàng miếng nên sẽ chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất thuận lợi để triển khai giải pháp trên, bảo đảm được mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng SJC với thế giới.

Các ngân hàng thương mại nhà nước nêu trên sẽ tổ chức bán vàng cho người dân; thông tin về địa điểm bán, giá bán cũng như về thủ tục giao dịch khi người dân có nhu cầu trên các website. Quy trình giao dịch cũng đã đầy đủ nên sẽ không gặp khó khăn, vướng mắc gì.

Thực tế, chỉ vài ngày sau khi có thông tin về giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng miếng SJC đã lao dốc mạnh, từ vùng 90 triệu đồng/lượng xuống còn khoảng 83 triệu đồng/lượng.

Bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua ngân hàng thương mại nhà nước là giải pháp được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhằm bảo đảm lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Vấn đề là sẽ bán vàng như vậy tới khi nào?

Thực tế, đây là giải pháp trong ngắn hạn, với vai trò quản lý và sử dụng công cụ quản lý để tác động đến thị trường, tác động đến cung cầu nhằm nâng cao hiệu quả. Cùng với bán vàng, Ngân hàng Nhà nước còn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, cũng như triển khai nhiều giải pháp khác nhằm bảo đảm minh bạch thị trường, nhất là yêu cầu đơn vị kinh doanh vàng miếng và người dân chấp hành nghiêm quy định về chế độ hóa đơn chứng từ, minh bạch trong giao dịch… Khi đó, giá vàng có thể đạt mục tiêu là thu hẹp chênh lệch với giá thế giới và bình ổn thị trường.

Về đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC, độc quyền thương hiệu SJC và để cho thị trường quyết định giá cả, cung cầu, đây là giải pháp trong trung - dài hạn, sẽ được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và trình Chính phủ trong thời gian tới. Mục tiêu là xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách để khắc phục những tồn tại, hạn chế và giúp thị trường phát triển bền vững.

Với người dân, trước diễn biến phức tạp của giá vàng trong nước và thế giới, khi tham gia giao dịch vàng cần hết sức thận trọng để giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?