Game và mục tiêu 1 tỉ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trò chơi điện tử (game, online và offline) suy cho cùng vẫn là một bộ môn giải trí. Nó tốt hay xấu là tùy nội dung và cách người ta chơi. Tệ hại và gây nên thành kiến xấu cho game là khi nó bị một số kẻ lợi dụng để kiếm lợi nhuận bất chính, phi pháp.

Sau nhiều tranh cãi gay gắt giữa bối cảnh game bị coi là một loại hình nhạy cảm, lợi bất cập hại, vài năm gần đây, cái nhìn về game bắt đầu thay đổi. Nhà nước không thể cấm người dân chơi game, cũng như không thể cấm các nhà phát triển game chuyên nghiệp. Vai trò của nhà nước là đưa ra các biện pháp quản lý mọi khía cạnh trong lĩnh vực này sao cho có lợi cho xã hội và phòng chống các mặt tiêu cực của việc chơi game và phát triển game. Nhà nước cần xây dựng chính sách và đặt ra các quy định dựa theo pháp luật nền tảng, ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.

Game cũng là một phương tiện của xã hội. Nó cũng phải chịu sự chế tài của luật pháp mà hành lang pháp lý hiện hành của Việt Nam cũng đã đủ để "cầm cương con ngựa bất kham" này.

Rất nhiều nước trên thế giới từ lâu đã coi game là một trong những ngành công nghiệp mới hái ra tiền. Thực tế cho thấy lâu nay, Việt Nam dường như đã tự làm mình thua ngay trên sân nhà trong cuộc chơi toàn cầu này. Do nhu cầu chơi game là một thực tế và việc chơi game là xuyên biên giới, người chơi game Việt Nam phải trả tiền cho các game, dịch vụ game nước ngoài. Nhà làm game Việt đã chứng tỏ được với thế giới khả năng vượt trội của mình cũng đành phải kinh doanh ở thị trường bên ngoài. Chắc chắn số tiền mà Việt Nam "tự thất thu" trong công nghiệp game những năm qua là cực lớn. Trong lúc đó, hàng triệu người Việt vẫn "cày game".

Thời cơ cho ngành công nghiệp game Việt Nam đã đến, trước hết là đã được nhà nước công nhận. Thậm chí, theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành công nghiệp game chẳng những đã không còn bị coi là đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn sẽ được nghiên cứu để có ưu đãi về thuế. Phát triển và phát hành game trong nước sẽ được nhà nước quan tâm hỗ trợ, phù hợp với luật pháp và thông lệ, điều ước quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt mục tiêu đến năm 2030, tức 5 năm tới, ngành công nghiệp game Việt Nam sẽ đạt doanh thu 1 tỉ USD.

Hoạt động game ở Việt Nam sẽ phải phát triển song hành với 2 vế: chơi game và làm game. Cả hai cũng cần có cách quản lý khác nhau nhằm giúp cả hai có thể vận hành và phát triển đúng hướng, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội và cho đất nước. Chắc chắn người Việt chơi game Việt và trên sân chơi Việt sẽ dễ quản lý hơn. Và cho dù họ có chơi game nước ngoài hội nhập quốc tế thì với môi trường mới, lợi ích sẽ tốt hơn.

Chắc chắn, nhà nước cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp mới thức thời hơn cho hoạt động chơi game và làm game ở Việt Nam. Quan điểm cốt lõi vẫn là làm sao khai thác tối đa lợi ích nhưng giảm thiểu các nguy cơ, tiêu cực. Không ai chấp nhận thu lợi bằng mọi giá. Xã hội phải vừa thay đổi định kiến cực đoan với game vừa có cách "sống chung với game" như một loại hình giải trí lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?