Tìm đảo ở… Côn Đảo: Hòn Em rợp bóng chim nhạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ đảo Hòn Anh nhìn về vùng biển đông nam sẽ thấy một chấm nhỏ. Đó là đảo Hòn Em, nằm cách Hòn Anh gần 7 km. Đảo này còn được gọi là Hòn Trứng Nhỏ.

Sau khi khám phá Hòn Anh, chúng tôi lên thuyền sang Hòn Em. Dù quãng đường chỉ gần 7 km, nhưng do ngược sóng nên gần 1 tiếng sau mới cập đảo. Nếu như trên đảo Hòn Anh có một số loài thực vật sinh sống (chủ yếu là dứa gai, nhàu, các loại dây leo, cỏ) và đặc biệt là hai cây bang giữa đảo, thì trên đảo Hòn Em chỉ có vài bụi dây leo đang chết khô và mấy khóm sam biển, dương xỉ. Còn lại là những tầng đá xám xếp lớp từ dưới mặt biển lên độ cao khoảng hơn 100 m.

Đảo Hòn Em nhìn từ Hòn Anh

Đảo Hòn Em nhìn từ Hòn Anh

Tới gần đảo, thấy rất nhiều chim nhạn biển bay lên. Chim nhạn Hòn Em sống chủ yếu ở các hốc, khe đá và đặc biệt là ở những hang đá giáp mặt biển. Thời điểm chúng tôi lên đảo, nắng nóng đã làm khô cháy hầu hết cây leo hiếm hoi, nên chim nhạn biển chọn đẻ trứng nhiều ở những bụi này, nằm la liệt.

Chim nhạn biển bay quanh cột cờ trên đảo Hòn Em

Chim nhạn biển bay quanh cột cờ trên đảo Hòn Em

Cũng giống như trên Hòn Anh, ở điểm cao nhất của đảo Hòn Em cũng đã xây dựng một mốc giới bằng bê tông thô, ở phần thân ghi chữ "tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", nền sơn đỏ, chữ sơn vàng. Gần cột mốc giới là cột cờ, 4 phía ốp thành cờ đỏ sao vàng phía trên. Mặt phía đông của cột cờ gắn lư hương, lọ hoa, đĩa đựng đồ lễ, nhưng không ghi thông tin về đảo như bên Hòn Anh.

Trứng chim nhạn la liệt trên đảo

Trứng chim nhạn la liệt trên đảo

Ông Nguyễn Văn Bằng, chủ thuyền ở Bến Đầm (H.Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) kể: Mốc giới được dựng khoảng năm 2012 - 2013. Cột cờ thì xây dựng giữa năm 2015. Các ngư dân chúng tôi gặp ở Côn Đảo cho biết: vùng biển Hòn Anh - Hòn Em thuận tiện cho việc câu cá ngắn ngày và tránh trú lúc sóng to gió lớn bất thường, chặt quả dứa dại về phơi khô đun nước uống chữa bệnh, nhặt trứng chim…

Đảo Hòn Anh và Hòn Em ở xa Côn Đảo, không có dân sinh sống, hoạt động. Mỗi năm, huyện tổ chức đoàn ra kiểm tra với lực lượng tham gia là đại diện các đơn vị vũ trang và phòng ban trong huyện.

Mốc giới cũ

Mốc giới cũ

Mốc giới cũ (trái) và cột cờ xây dựng năm 2015 trên đảo Hòn Em

Mốc giới cũ (trái) và cột cờ xây dựng năm 2015 trên đảo Hòn Em

Chim nhạn biển đậu kín các bãi đá quanh đảo Hòn Em

Chim nhạn biển đậu kín các bãi đá quanh đảo Hòn Em

Vách đá dựng đứng ở phía đông đảo Hòn Em

Vách đá dựng đứng ở phía đông đảo Hòn Em

Vòng quanh đảo Hòn Em tìm điểm đổ bộ

Vòng quanh đảo Hòn Em tìm điểm đổ bộ

Đảo Hòn Em là cấu tạo đá xám, rất ít thực vật sinh sống

Đảo Hòn Em là cấu tạo đá xám, rất ít thực vật sinh sống

Nhìn trên bản đồ, Hòn Anh và Hòn Em cách H.Côn Đảo khoảng 50 km và mũi Nghinh Phong (TP.Vũng Tàu) khoảng 216 km. Về phía đất liền, hai đảo này cách cảng Trần Đề (Sóc Trăng) khoảng 100 km và cảng Nhà Mát (Bạc Liêu) 80 km.

Chính vì khoảng cách gần nên thời gian qua, hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu nhiều lần có ý kiến xin hai đảo này về tỉnh mình. Đầu tháng 5.2016, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (hiện đã nghỉ hưu - PV) dẫn đầu đoàn công tác gồm lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành… theo tàu của Hải đội 2, Bộ đội biên phòng tỉnh Bạc Liêu ra khảo sát Hòn Anh. Tại đảo, ông Dương Thành Trung nói: "Rất mong muốn T.Ư tạo điều kiện, đồng ý giao đảo cho Bạc Liêu quản lý để làm dịch vụ hậu cần nghề cá và du lịch. Bạc Liêu có biển, bờ biển, biên giới biển rồi. Nếu có thêm hòn đảo thì vị trí tỉnh sẽ khác".

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý VN (thuộc Bộ TN-MT) cho biết: "Đơn vị đã nhận được đề nghị của Bạc Liêu và được lãnh đạo Bộ giao xây dựng phương án xin ý kiến các bộ ngành chức năng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, sẽ chuyển Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định".

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo... tay ngang

Nhà báo... tay ngang

Giữa trời nắng nóng 40°C, ông hẹn gặp chúng tôi ở quán nước bên cây ngô đồng. Ông bảo tranh thủ chút đỉnh vì còn đi cơ sở viết bài cho bà con. Ông là Hồ Duy Thiện (76 tuổi, ngụ thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), được bà con gọi thân thương là “nhà báo làng”
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Rủi may nghề xoi trầm

Rủi may nghề xoi trầm

“Nhiều người trúng trầm đổi đời, mua nhà, mua xe nhưng không phải lúc nào cũng may, nếu rủi mua phải cây “rỗng” trầm thì cũng lỗ nặng vì giá mỗi cây phải từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trăm năm xe nước bên sông

Trăm năm xe nước bên sông

Gần 50 năm vắng xa, bây giờ bờ xe nước - cỗ máy bằng tre vốn là biểu tượng bên dòng sông một thời ngày đêm quay đều mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt, vẫn có một người ngày đêm dựng tạo lại, để một“kỳ quan đồng ruộng” không biến mất.