Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật 'Huyền thoại Trường Sơn'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
“Huyền thoại Trường Sơn” trưng bày hơn 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh tái hiện được một phần sự hy sinh, gian khổ của các bậc cha anh đi trước, những người đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Các cựu chiến binh xem một miếng bom được trưng bày tại “Huyền thoại Trường Sơn.” (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)

Các cựu chiến binh xem một miếng bom được trưng bày tại “Huyền thoại Trường Sơn.” (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)

Ngày 16/5, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận thị trấn Thành Mỹ, huyện Nam Giang, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang khai mạc trưng bày chuyên đề “Huyền thoại Trường Sơn.”

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Với hơn 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh gồm những phác họa, bản trích tư liệu, hình ảnh và hiện vật thời chiến như vũ khí, quân trang, quân dụng, “Huyền thoại Trường Sơn” đã tái hiện được một phần sự hy sinh, gian khổ của các bậc cha anh đi trước, những chiến sỹ anh hùng cách mạng, những người đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” gắn bó tuổi thanh xuân của mình với con đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam Trần Văn Đức nhấn mạnh đây là hoạt động có ý nghĩa, nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, những đóng góp to lớn của các lực lượng tham gia chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn nói chung và hơn 150km tuyến huyết mạch đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Là dịp tri ân, tạo điều kiện cho các chiến sỹ và thanh niên xung phong năm xưa ôn lại kỷ niệm và truyền thống hào hùng của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Chuyên đề “Huyền thoại Trường Sơn” còn góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử con đường mang tên Bác để không ngừng cống hiến sức trẻ, trí lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát biểu tại Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Huyền thoại Trường Sơn,” Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang Châu Văn Ngọ chia sẻ: Đường Trường Sơn ghi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Những chiến công, kỳ tích ấy không chỉ thể hiện đường lối đúng đắn, nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, trí thông minh, tinh thần sáng tạo phi thường của quân và dân Việt Nam đã góp phần to lớn vào chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trưng bày chuyên đề “Huyền thoại Trường Sơn,” diễn ra từ nay đến hết ngày 20/5 tới.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

 Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

(GLO)- Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống nên có sự đa dạng, phong phú về các loại hình văn hóa lễ hội. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa lễ hội trong cộng đồng các dân tộc.
Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

(GLO)- Tối 9-6, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng không làm khó được các nghệ nhân với những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh. Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của Tết Đoan Ngọ là ngày “y dược toàn dân”.
Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Khi người Bahnar về thế giới Atâu

Khi người Bahnar về thế giới Atâu

(GLO)- Mây đen vần vũ, cây cối lặng như tờ báo trước một cơn mưa. Vừa đến đầu xã Ya Ma (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), tôi đã nghe tiếng cồng chiêng vang xa. Hỏi thăm một người dân trên đường thì biết đó là nhạc chiêng đưa tiễn người chết ở làng Tờ Nùng-Măng.
Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

(GLO)- Gần 60 tuổi, bà Siu H'Phưl (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài may các sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm để bán ra thị trường. Với cách làm này, bà không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.