Nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai chương trình “Đổi sách lấy cây”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 11-5, Nhóm từ thiện Fly To Sky (thành viên Mạng lưới tình nguyện Quốc gia) đã khởi động chương trình “Đổi sách lấy cây” năm 2024.
Nhóm từ thiện FLy To Sky triển khai chương trình Đổi sách lấy cây nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Ảnh: P.L
Nhóm từ thiện FLy To Sky triển khai chương trình Đổi sách lấy cây nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Ảnh: P.L

Chương trình “Đổi sách lấy cây” được nhóm triển khai từ ngày 11-5 đến 28-7- 2024; tại 30 điểm của 7 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, ở tỉnh Gia Lai, chương trình được triển khai tại 12 điểm như: Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (60 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku); Touch Cinema (số 212 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku); Trung tâm Ngoại ngữ Sao Kim cơ sở 1 (số 66, Cách mạng tháng Tám, TP. Pleiku); Muối Coffe-Tea&Jus (số 56-58 Nguyễn Du, thị xã An Khê)…

Các điểm tiếp nhận sản phẩm vào ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần; tiếp nhận sách, giấy, quần áo, đồ chơi, gấu bông cũ, đồ dùng học tập, vỏ lon, các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng…Tuỳ theo số lượng tiếp nhận, nhóm từ thiện Fly To Sky sẽ quy đổi thành các sản phẩm thân thiện với môi trường để trao tặng khách hàng, gồm: cây xanh, hạt giống, bàn chải đánh răng, ống hút tre, xà phòng hữu cơ…Khi đến quy đổi, mọi người có thể tham gia các hoạt động vẽ tranh trên túi vải, chậu cây do nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai.

Khách hàng sẽ nhận được cây xanh hoặc các vật liệu thân thiện với môi trường khi đem sách đến quy đổi. Ảnh: P.L
Khách hàng sẽ nhận được cây xanh hoặc các vật liệu thân thiện với môi trường khi đem sách đến quy đổi. Ảnh: P.L

Đây là năm thứ 6 nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai chương trình “Đổi sách lấy cây” nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, chuyển đổi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Sau khi tiếp nhận, nhóm sẽ phân loại sản phẩm, những sản phẩm không còn sử dụng được thì bán để gây qũy tặng học sinh nghèo; số sách vở còn mới được nhóm trao tặng cho các thư viện trường học vùng khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.