38 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề, nội dung cuộc thi; nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính phát hiện, đề cập vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Dự lễ có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các cơ quan hữu quan.

Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba đã thu hút gần 620 tác phẩm báo chí của hơn 50 cơ quan báo chí cả nước tham dự.

Các tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề, nội dung cuộc thi; chất lượng tương đối đồng đều, nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính phát hiện, đề cập vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Nhiều tác phẩm đề cập, phản ánh, nêu lên những kinh nghiệm, cách làm tốt của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Điểm nổi bật trong Cuộc thi lần này là nhiều cơ quan báo chí tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, đầu tư công sức, trí tuệ để tổ chức thành những loạt bài dài kỳ, có chiều sâu và sức nặng thông tin, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức lan tỏa trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhì cho các tác giả, nhóm tác giả. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhì cho các tác giả, nhóm tác giả. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Trên cơ sở thể lệ, quy chế chấm điểm, qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Hội đồng Chung khảo với các nhà báo uy tín hàng đầu cả nước đã thống nhất lựa chọn 38 tác phẩm xuất sắc để trao 3 loại giải, gồm: Giải dành cho báo Trung ương; giải dành cho báo địa phương; giải dành cho tạp chí, trong đó có: 3 giải Nhất, 7 giải Nhì, 13 giải Ba và 15 giải Khuyến khích.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng quyết định khen thưởng 5 tập thể cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự cuộc thi.

Cụ thể, 3 giải Nhất thuộc về: Loạt 5 bài “Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc ở Việt Nam” (khối báo Trung ương) của nhóm tác giả Trần Hồng Quỳnh, Phạm Yến, Phạm Quang Kiên, Hoàng Thị Phương Liên, Lý Thị Thu, đăng tải trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Loạt 5 bài: “Giữ sạch không gian mạng-Cách làm sáng tạo của Bắc Giang” (khối báo địa phương) của nhóm tác giả Đỗ Thành Nam, Lê Thế Phương, Trịnh Văn Ánh đăng tải trên Báo Bắc Giang.

Tác phẩm “Kiên quyết giữ vững nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm nguồn sức mạnh vô địch, vô tận của Đảng” (khối tạp chí) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Hương đăng tải trên Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi nhấn mạnh Cuộc thi lần thứ ba tiếp tục có sức hút, sức lan tỏa trong giới báo chí và trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước, nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự hưởng ứng tích cực của những người làm báo trong cả nước.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Ba. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Ba. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đối tượng tham gia dự thi đa dạng hơn. Nhiều tác phẩm có cách tiếp cận mới, sâu sắc, nội dung vừa bảo đảm tính chiến đấu, tính lý luận, tính giáo dục, vừa có cách thể hiện, truyền tải thông điệp sinh động, góp phần nâng cao tính thuyết phục, tác động tích cực vào niềm tin của bạn đọc đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc thi đã cho thấy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà chính là góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại; đồng thời nhận diện, vạch trần, đấu tranh phản bác âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; kiên quyết phê phán, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh.

“Các tác phẩm xuất sắc được Ban Tổ chức lựa chọn trao giải, tôn vinh hôm nay là sự kết tinh tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh và thể hiện sự tìm tòi, lao động sáng tạo với tư duy chính trị sắc bén và trách nhiệm cao của các tác giả, nhóm tác giả đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,” Thượng tướng Trịnh Văn Quyết khẳng định.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã phát động Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ tư (2024-2025). Thể lệ cuộc thi đăng tải trên Báo Quân đội Nhân dân điện tử tại địa chỉ: qdnd.vn.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".