Mùng 3 tết thầy: Chiếc bánh chưng cuối cùng biếu cô giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hôm nay là mùng 3 tết Giáp Thìn - ngày mà theo truyền thống người Việt 'Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy'. Nhìn chiếc bánh chưng xanh, trong tôi sống lại kỷ niệm về món quà biếu cô giáo nhiều năm trước.
Chiếc bánh chưng gợi nhớ nhiều kỷ niệm về ngày mùng 3 tết thầy. ẢNH: BẢO VY
Chiếc bánh chưng gợi nhớ nhiều kỷ niệm về ngày mùng 3 tết thầy. ẢNH: BẢO VY

Cô là cô giáo dạy văn suốt 4 năm tôi học THCS ở quê nhà, là người luôn kiên nhẫn với những trò nghịch ngợm của lũ "nhất quỷ nhì ma" tuổi mới lớn chúng tôi, người vui vẻ đón nhận những cục xà bông, chiếc khăn mặt gói trong giấy bọc quà là món quà quý giá những ngày lễ của đám học trò. Và cô cũng là người đầu tiên khiến tôi biết rằng mình yêu thích môn văn.

Chúng tôi xa quê, vào học đại học, đi làm, cuốn theo những thứ bận bịu, mới mẻ ở thị thành, lâu thật lâu mới có dịp về thăm cô giáo vào những dịp Tết Nguyên đán - ngày mùng 3 tết thầy. Cô giáo không như hoa đào, hoa mai, mỗi mùa xuân đều trở lại tươi tắn và rực rỡ. Tuổi tác, thời gian chẳng đợi ai bao giờ.

Tết năm ấy, tôi hăm hở về quê, cùng bố gói bánh chưng rồi thức xuyên đêm canh nồi bánh chín. Những chiếc bánh chưng lần đầu tiên tự gói. Mùng 3 tết, tôi hớn hở xách chiếc bánh chưng đẹp nhất tới biếu cô. Những câu chuyện cứ kéo dài mãi bên bàn trà, cảm tưởng như chúng tôi mới chỉ 12, 13 tuổi, ngày ngày đạp xe đi học dưới con đường rợp bóng phượng vĩ mùa hè khi tóc cô chưa hề bạc, những nếp nhăn không hằn sâu và những cơn ho của bệnh phổi không dai dẳng.

Mùng 3 tết thầy, chúng tôi nhớ tới chiếc bánh chưng cuối cùng tặng cô giáo... ẢNH: BẢO VY

Mùng 3 tết thầy, chúng tôi nhớ tới chiếc bánh chưng cuối cùng tặng cô giáo... ẢNH: BẢO VY

Cô chưa bóc bánh chưng, nhưng đón chiếc bánh chưng từ tay đứa học trò vốn vụng về như tôi thì vui lắm. Cô buột miệng "bánh chưng này muốn gạo nếp thật xanh thì lúc vo gạo xong em xay một ít lá riềng tươi, lấy nước cốt trộn đều với gạo rồi hãy gói. Khi ấy, bánh luộc chín rất thơm, bóc ra xanh mướt…".

Kinh nghiệm của cô được tôi về kể lại cho bố. Tết năm sau, hai bố con bắt đầu thử nghiệm cách gói bánh chưng mới. Hái lá riềng tươi, loại bánh tẻ, không non, không già, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt và trộn cùng nếp đã vo sạch. Mẻ bánh đầu tiên được làm theo cách ấy thật sự thơm ngon ngoài mong đợi.

Bóc lớp lá dong ra, chiếc bánh chưng vẫn xanh mướt, thơm lừng, nhìn đã thấy hấp dẫn. Tôi háo hức cầm điện thoại gọi cho cô giáo, hẹn ngày mùng 3 tết tới nhà cô mang theo chiếc bánh chưng mới. Nhưng đầu dây bên kia chỉ là những tiếng tút dài, không hồi đáp… Chiếc bánh chưng mùng 3 tết thầy chưa kịp đến tay cô.

Gia đình quây quần gói bánh chưng, gạo được trộn với nước lá riềng tươi để khi bánh chín, phần gạo nếp luôn xanh mướt. ẢNH: BẢO VY

Gia đình quây quần gói bánh chưng, gạo được trộn với nước lá riềng tươi để khi bánh chín, phần gạo nếp luôn xanh mướt. ẢNH: BẢO VY

Cô bị ung thư phổi. Hoa đào nở hồng rực khắp các con đường trong phố phường. Cô cũng theo những cánh hoa bay thật xa. Cô tên là Tuyết. Nhưng cô ra đi khi vẫn còn mùa xuân…

Những dịp tết Nguyên đán sau này, năm nào mấy bố con tôi cũng gói bánh chưng. Bố tôi đã trồng hẳn mấy bụi riềng ở góc vườn, chỉ để lấy lá vào mỗi dịp cuối năm, để trộn vào gạo gói bánh chưng như lời cô dặn.

Cô giáo của tôi, người đã rời chúng tôi vào một ngày không hẹn trước, nhưng cách cô làm cho màu bánh chưng luôn xanh vẫn luôn đi theo mọi thành viên trong gia đình chúng tôi và được nối tiếp trong cách làm bánh của nhiều gia đình họ hàng, bạn bè nữa. Bánh chưng nhà ai cũng xanh thật xanh. Như những ký ức tươi đẹp nhất của chúng tôi về tuổi học trò, về mái trường, và về cô.

Tôi nhận ra rằng khi mình thật sự thương yêu một ai, những điều tốt đẹp nhất về người ấy sẽ không bao giờ mất đi, dù người không còn ở bên chúng ta nữa…

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.