Thầy tôi dạy ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tết là dịp để giáo viên dạy học sinh biết nhiều điều hay mà sách vở nhà trường không nhắc tới. Trong đó có các tục lệ ngày tết, ý nghĩa và cách chế biến những món ăn đặc trưng, cách bày trí mâm ngũ quả...

Nhiều thầy cô “quán triệt” tinh thần với học sinh trước kỳ nghỉ tết: Hãy bỏ điện thoại xuống, phụ giúp cha mẹ công việc gia đình để đón tết thật vui!

“Cô ơi con làm dưa món củ kiệu thành công rồi...!”

Cô T.T.H, giáo viên dạy toán THPT, chia sẻ kinh nghiệm giao “bài tập tết” rất “chất”: “Năm nào cũng thế, cứ trước khi nghỉ tết là tôi cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm xem clip về cách chế biến các món ăn ngày tết, như gói bánh tét, nấu thịt kho trứng, khổ qua dồi thịt, dưa món củ kiệu... Sau khi xem xong, tôi dặn học trò về nhà phải tự tay mình chế biến một món ăn để đãi gia đình ngày tết. Làm xong chụp hình sản phẩm và gửi cho cô”.

Thật bất ngờ, chỉ sau vài ngày, nhiều học sinh đã nộp bài. “Em thì kể công với cô là lau chùi nhà cửa; em thì khoe phụ mẹ tất bật bán hàng...”, cô T.T.H nói. Có em khoe với cô trong tâm trạng phấn khởi vì lần đầu tiên làm thành công món dưa món củ kiệu: “Con mong quá cô ơi. Nếu theo như người ta bảo trên clip thì tầm khoảng ba ngày nữa là con ăn được rồi. Dưa món con làm có mùi thơm đặc trưng rồi”.

Học sinh cùng nhau trang trí mâm ngũ quả ngày tết. Ảnh NVCC
Học sinh cùng nhau trang trí mâm ngũ quả ngày tết. Ảnh NVCC

Cô T.T.H hỏi khi làm có khó khăn gì không, thì học sinh thật thà thú nhận với hình ảnh đôi bàn tay nhăn nheo vì thiếu kinh nghiệm thực hành: “Dạ con thấy dễ làm lắm cô ạ. Có điều là ở khâu lột vỏ hành với củ kiệu thì con làm lâu quá nên tay con nhăn hết luôn cô ạ!”.

Bản thân người viết bài này cũng đã từng “đặt hàng việc tết” cho học sinh nhiều năm. Và năm nào các em cũng “nộp bài” với nhiều sản phẩm ý nghĩa. Trong bối cảnh đa số học sinh hiện nay cứ bỏ cặp xuống là cầm điện thoại lên tay, lười phụ giúp gia đình, những sản phẩm như thế này là “điều hay” mà các em có thể làm trong trong dịp tết.

Học sinh cùng nhau gói bánh chưng trong hoạt động mừng xuân tại trường ở TP.HCM. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh cùng nhau gói bánh chưng trong hoạt động mừng xuân tại trường ở TP.HCM. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thầy tôi dạy ý nghĩa mâm ngũ quả

Tôi nhớ thời còn học phổ thông, thầy chủ nhiệm lớp từng dạy về ý nghĩa của mâm ngũ quả. Đem điều này hỏi học trò ngày nay, hầu hết các em không hề biết, chưa từng nghe nói tới.

Thầy bảo, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong dịp tết, mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Ngũ ở đây là 5 màu. Theo sách nhà Phật, trong kinh Vu Lan Bồn, Mục Kiền Liên đã chuẩn bị một đĩa trái cây năm màu (tức ngũ quả) để cúng dường cho chư tăng. Đây là một trong những cách mà Phật đã chỉ cho Mục Kiền Liên để cứu mẹ thoát khỏi ngạ quỷ.

Nhà Phật coi trái cây năm màu tượng trưng cho ngũ thiện căn, gồm: Huệ căn (tức sáng suốt); Niệm căn (tức ghi nhớ); Định căn (tâm không loạn); Tấn căn (ý chí kiên trì); và Tín căn (tức lòng tin).

Bài học về mâm ngũ quả giúp học sinh hiểu hơn về truyền thống đón tết. Ảnh: TNO

Bài học về mâm ngũ quả giúp học sinh hiểu hơn về truyền thống đón tết. Ảnh: TNO

Còn theo như văn hóa phương Đông, thầy tôi bảo, mâm ngũ quả còn có ý nghĩa thể hiện 5 yếu tố ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (tức là kim loại, cây cối, nước, lửa, đất). Đây là những yếu để cơ bản tồn tại trong vạn vật cấu thành nên vũ trụ.

Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng, cách bày mâm ngũ quả ngày tết còn tượng trưng cho ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.