14 ý tưởng vào vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 25-9, Ban giám khảo cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VII-năm 2023 đã chấm vòng sơ khảo đối với 22 ý tưởng khởi nghiệp.
Quang cảnh buổi chấm điểm vòng sơ khảo cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.N
Quang cảnh buổi chấm điểm vòng sơ khảo cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.N

Cuộc thi được triển khai với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số trong khởi nghiệp”. Đối tượng tham gia cuộc thi là học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh; đoàn viên, hội viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khởi nghiệp; doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (được thành lập không quá 5 năm) trong độ tuổi thanh niên và hội viên Câu lạc bộ khởi nghiệp Nông nghiệp Gia Lai. Chủ dự án, ý tưởng là người Gia Lai hoặc đang sinh sống, học tập, sinh hoạt Đoàn-Hội tại Gia Lai không quá 35 tuổi.

Được triển khai từ tháng 5-2023, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 22 ý tưởng khởi nghiệp của các tác giả. Các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp chủ yếu ở lĩnh vực: nông nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số, môi trường và du lịch, khoa học công nghệ…

Tại vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chấm điểm các ý tưởng khởi nghiệp dựa vào các tiêu chí: tính sáng tạo, tính khả thi, khả năng hiện thực/thương mại hóa…Qua đó, Ban tổ chức đã chọn 14 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp vào vòng bán kết. Ban tổ chức cuộc thi sẽ tập huấn, hướng dẫn các tác giả hoàn thiện hồ sơ dự án khởi nghiệp để tham gia vòng bán kết cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 10-2023.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.