“Jrai Ialy Coffee”: Hành trình đưa cà phê sạch từ làng ra phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ niềm đam mê và sự miệt mài học hỏi, anh Siu Sắt (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã từng bước xây dựng thành công thương hiệu cà phê “Jrai Ialy Coffee” và đưa thức uống riêng có của vùng đất cao nguyên từ làng ra phố.

Khởi nghiệp từ cà phê sạch

Khi còn là sinh viên Khoa Sư phạm Địa lý (Trường Đại học Quy Nhơn), anh Sắt đã có niềm đam mê mãnh liệt với môi trường kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh gặp gỡ và nên duyên với chị Rơ Châm Awưnh. Vợ chồng anh đều khao khát nâng cao giá trị nông sản của địa phương. Từ đó, anh chị quyết định khởi nghiệp từ cà phê sạch.

Năm 2015, anh chị bắt đầu cải tạo lại 1 ha cà phê của gia đình theo hướng canh tác hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Theo anh Sắt, để có những hạt cà phê sạch, thơm ngon thì cần tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt từ chăm sóc đến thu hái.

Đặc biệt, trong quá trình thu hái, anh chỉ lựa chọn những quả cà phê chín đều và mọng. Sau đó, cà phê được phân loại, tách hạt, phơi trên giàn bạt cách xa mặt đất do anh chế tạo để cho ra thành phẩm sạch, chất lượng.

vuon-ca-phe-cua-anh-sat-duoc-trong-theo-huong-huu-co-anh-lh.jpg
Vườn cà phê của anh Siu Sắt (thứ 2 từ trái sang) được trồng theo hướng hữu cơ. Ảnh: L.H

Thời gian đầu, anh gặp không ít trở ngại khi thiếu vốn và kiến thức kinh doanh. Không nản lòng, anh dành thời gian học hỏi thêm về cách chế biến cà phê sạch, tìm hiểu kiến thức kinh doanh từ sách vở và bạn bè. Đồng thời, anh dồn toàn bộ số tiền tích góp được và vay mượn thêm để đầu tư xây dựng khu nhà xưởng, mua máy móc rang xay hiện đại với kinh phí lên đến 4 tỷ đồng.

Đến giữa năm 2024, anh thành lập Công ty TNHH Chế biến nông sản Jrai Ialy. Quá trình sản xuất cà phê của Công ty theo quy trình khép kín, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Organic và VietGAP. Đồng thời, Công ty cho ra mắt sản phẩm cà phê “Jrai Ialy Coffee”. Hiện thương hiệu có 3 dòng sản phẩm chính: cà phê Robusta bột nguyên chất, Robusta hạt nguyên chất và Robusta đặc sản.

“Tôi đặt tên như vậy là vì mong muốn khẳng định thương hiệu cà phê của người Jrai tại quê hương mình. Đây là đứa con tinh thần mà tôi ấp ủ bấy lâu, với khát khao nâng cao giá trị cà phê địa phương và giúp bà con dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống”-anh Sắt chia sẻ.

Trên thực tế, hành trình khởi nghiệp của anh Sắt không hề dễ dàng. Do sản phẩm còn mới mẻ nên người tiêu dùng khá e dè khi tiếp cận. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, vợ chồng anh rong ruổi khắp nơi, tự mình giới thiệu đến từng khách hàng và quán cà phê. Dấu chân của vợ chồng anh trải dài từ Bắc vào Nam.

Anh Sắt cho hay: “Vợ chồng tôi thường xuyên tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm tại nhiều tỉnh, thành như: Huế, Quảng Trị, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh... để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Có những ngày, chúng tôi thay phiên nhau lái xe xuyên đêm để chở sản phẩm từ Gia Lai vào TP. Hồ Chí Minh. Được khách hàng tin chọn nên tôi muốn tận tay trao gửi sản phẩm dù họ chỉ đặt hàng với số lượng ít”.

Với sự nỗ lực không ngừng của vợ chồng anh Sắt, chất lượng và hương vị tự nhiên của sản phẩm “Jrai Ialy Coffee” đã từng bước chinh phục được người tiêu dùng. Tháng 12-2024, sản phẩm “Jrai Ialy Coffee” đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp huyện. Hiện nay, sản phẩm đã có đầu ra ổn định với sản lượng tiêu thụ gần 5 tạ hạt rang/tháng.

Giúp dân làng thay đổi tư duy trồng cà phê

Không chỉ tập trung vào kinh doanh, anh Sắt còn hỗ trợ bà con Jrai trong làng thay đổi tư duy trồng cà phê, hướng đến mô hình canh tác hữu cơ, bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị sản phẩm.

Anh bộc bạch: “Đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai có kinh nghiệm làm nông lâu năm, kiên trì và am hiểu về thời tiết nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Họ cũng có mong muốn đưa nông sản thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhưng còn thiếu kiến thức và gặp nhiều trở ngại khác. Vì vậy, tôi quyết tâm khởi nghiệp từ cà phê sạch để trở thành người tiên phong, giúp bà con từng bước nâng cao giá trị nông sản”.

Hiện Công ty TNHH Chế biến nông sản Jrai Ialy đã tạo việc làm cho gần 30 lao động, chủ yếu là người dân tộc thiểu số địa phương. Ngoài ra, anh còn kêu gọi các hộ dân trong làng sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C.

ca-phe-jrai-ialy-coffee-dan-khang-dinh-thuong-hieu-tren-thi-truong-anh-lac-ha.jpg
Cà phê "Jrai Ialy Coffee" dần khẳng định thương hiệu trên thị trường. Ảnh: Lạc Hà

Chị Awưnh chia sẻ: “Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi vẫn không tin vợ chồng mình có thể đi xa đến vậy. Bắt đầu khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhưng bằng niềm tin và sự đam mê với cà phê sạch đã giúp vợ chồng tôi đạt được những thành công ban đầu”.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Sắt bảo rằng đang ấp ủ kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các dòng sản phẩm cà phê đặc sản và xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm cà phê tại vùng đất quê hương. Anh tin rằng, với sự tâm huyết và chất lượng thực sự, cà phê sạch của người Jrai không chỉ được người tiêu dùng trong nước đón nhận mà còn có thể vươn xa ra thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.