Chư Păh ưu tiên đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Năm 2022, thực hiện Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân, huyện Chư Păh triển khai hỗ trợ xây nhà mới cho 118 hộ nghèo ở các xã: Ia Kreng, Ia Phí, Hà Tây, Ia Ka, Đak Tơ Ve, Chư Đang Ya, Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Hòa Phú, Nghĩa Hưng, Ia Nhin và thị trấn Ia Ly. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành 115/118 căn nhà. Bên cạnh đó, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã cho 114 hộ vay vốn (40 triệu đồng/hộ) để phát triển kinh tế.

Ia Kreng là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Toàn xã có 571 hộ/2.071 khẩu, trong đó, người DTTS chiếm gần 97,4%. Xã hiện còn 311 hộ nghèo (chiếm 54,5%) và 165 hộ cận nghèo (chiếm 28,89%); thu nhập bình quân đầu người đạt 13,5 triệu đồng/năm. Đời sống người dân còn khó khăn, nhất là về nhà ở. Khi có dự án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, UBND xã đã thông báo đến các thôn, làng để tổ chức họp, bình xét.

Theo đó, năm 2022, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, xã đã triển khai xây dựng nhà cho 37 hộ nghèo. Anh Ksor Kaoh (làng Dôch 1) cho hay: “Vừa rồi, được sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi đã làm được căn nhà mới. Có chỗ ở ổn định, gia đình yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”.

Người dân xã Đak Tơ Ver được hỗ trợ cây mắc ca để trồng xen trong vườn cà phê nhằm nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Đak Tơ Ver được hỗ trợ cây mắc ca để trồng xen trong vườn cà phê nhằm nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Rơ Châm Tâm-Chủ tịch UBND xã Ia Kreng: Qua rà soát, giai đoạn 2021-2025, xã có 179 hộ còn khó khăn về nhà ở (68 hộ cần sửa chữa, 111 hộ làm mới). Đến nay, xã đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 34 căn nhà; 3 căn nhà chưa làm xong do người dân thiếu tiền đối ứng. Thời gian qua, được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, diện mạo nông thôn của xã đã đổi thay, đời sống người dân được cải thiện.

Tại xã Đak Tơ Ve, gia đình chị Rơ Lan Nhi (làng Tuêk) là 1 trong 8 hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà mới trong năm 2022. Ngôi nhà của gia đình chị có diện tích khoảng 50 m2, kinh phí xây dựng hơn 100 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp. Chị Nhi cho hay: “Vợ chồng tôi cưới nhau được hơn 3 năm, cha mẹ cho ra ở riêng nhưng không có điều kiện làm nhà. Nay được Nhà nước hỗ trợ làm nhà, vợ chồng tôi bảo ban nhau cố gắng làm ăn để sớm vươn lên thoát nghèo”.

Chị Rơ Lan Nhi (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) bên ngôi nhà được Nhà nước hỗ trợ xây dựng. Ảnh: Lê Nam

Chị Rơ Lan Nhi (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) bên ngôi nhà được Nhà nước hỗ trợ xây dựng. Ảnh: Lê Nam

Ông Cao Phi Văn-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-cho biết: Toàn xã còn 167 hộ nghèo (chiếm 26,63%), 139 hộ cận nghèo (chiếm 22,16%). “Năm 2022, xã đã triển khai dự án hỗ trợ nhà ở cho 8 hộ nghèo trên địa bàn làm gần 1 km đường giao thông nội đồng làng Om với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Năm 2023, UBND xã tiếp tục hỗ trợ 50 bồn nước sinh hoạt cho người dân (3 triệu đồng/hộ), hỗ trợ làm nhà cho 10 hộ nghèo khó khăn về nhà ở và làm gần 400 m đường từ làng Krăh nối sang làng Om. Đồng thời, xã triển khai hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề”-ông Văn nói.

Ngoài ra, huyện Chư Păh đã triển khai các dự án như: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù…

Trao đổi với P.V, ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Chư Păh có 73 thôn, làng vùng đồng bào DTTS. Cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng; còn 1.842 hộ nghèo (chiếm 9,84%), trong đó có 1.742 hộ nghèo là đồng bào DTTS (chiếm 16,41%); 3.260 hộ cận nghèo (chiếm 15,83%), trong đó có 2.715 hộ cận nghèo là đồng bào DTTS (chiếm 25,73 %). “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 1,5% trở lên, trong đó, các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân đạt 3% trở lên/năm; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, trong năm 2023, huyện phấn đấu giải quyết cho 100% số hộ DTTS thiếu nhà ở, đất sản xuất theo kế hoạch giao; hoàn thành các công trình giao thông nông thôn tại 4 xã và 12 làng đặc biệt khó khăn nhằm góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS”-Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Gia Lai chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Gia Lai chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai

(GLO)- Ngày 10-10, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 2347/UBND-NL thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, đồng thời chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

(GLO)- Ngày 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị đối thoại chính sách về chủ đề phòng-chống tảo hôn; thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em.

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

(GLO)- Sáng 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi giai đoạn 2019-2024; trưng bày, giới thiệu sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 và trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật phòng-chống bạo lực gia đình”.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

(GLO)- Sáng 8-10, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024 tại Hà Nội. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai là một trong 30 cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng đợt này.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

(GLO)- 1. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định rằng: Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang. Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo.