Nhâm nhi cà phê trên đỉnh núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi bạn thưởng thức một ngụm cà phê nóng hổi, đón bình minh giữa mây trắng đại ngàn Y Tý hay nóc nhà Đông Dương Fansipan hùng vĩ, giữa những tia nắng đầu tiên trên cao nguyên đá Đồng Văn hay những mùa lúa vàng mê mải Hà Giang…, cứ tin đi, bạn sẽ không cô đơn trên những cung đường, ngay cả khi độc hành.

 

Có hàng trăm lý do để đi, khi tiếng gọi của con tim luôn thôi thúc những tâm hồn xê dịch. “Đi để thả mình trôi theo những cung đường, để mọi thứ lộn xộn nằm lại đâu đó sau mỗi vòng bánh xe. Đi để thấy được những khuôn mặt với nụ cười rất riêng, những phong tục lạ, những miền đất mới.

Đi để thấy khả năng của con người là không giới hạn nhưng có lẽ là luôn bé nhỏ trước thiên nhiên. Đi để có thể định hình rằng ta đang sống chứ không phải là tồn tại”, như lời một ai đó trên những diễn đàn của phượt thủ. Đi… đôi khi là để thỏa mãn những sở thích rất riêng của chính mình, đến những nơi chưa từng đến, làm những điều chưa từng làm.

Chúng ta đều biết, hành trang càng nhẹ càng dễ đi xa. Bởi thế mỗi món đồ vật được lựa chọn đặt vào hành trang của mình đều mang nhiều ý nghĩa. Bên cạnh những món đồ không thể thiếu, tiền, quần áo, xe (chắc chắn rồi), chúng ta luôn cần có những vật dụng dự phòng, đặc biệt với những chuyến đi mang tính trải nghiệm nhiều hơn là nghỉ dưỡng. Đó có thể là đèn pin, là dây thừng, bật lửa, là bông băng thuốc đỏ để đảm bảo cho bạn an toàn trong những tình huống khẩn cấp; là một chiếc túi ngủ ấm áp giúp bạn chống lại sương đêm khi xung quanh không một bóng nhà.

Đó cũng có thể là một chiếc bình giữ nhiệt chuẩn châu Âu Elmich, giữ nóng đến 8h và giữ lạnh đến 12h để hạ những cơn khát cháy cổ sau những cung đường nắng gió hay làm ấm cơ thể trong đêm sương lạnh. Thử tưởng tượng xem, xen giữa những hành trình xa xôi, khi bạn nghỉ chân dưới một gốc cây tỏa bóng và tự pha cho mình một cốc nước chanh thanh mát. Rồi thả vào đó những viên đá mát lạnh lấy ra từ chiếc bình giữ nhiệt Elmich mà bạn đã cẩn thận chuẩn bị từ khi khởi hành. Nâng cốc lên và thưởng thức, bạn như được tiếp thêm 100% sức mạnh vậy.

Hoặc đôi khi, cái tôi của một người trẻ, luôn khiến bạn luôn muốn làm những gì khác biệt, kiểu như thưởng thức cà phê trên đỉnh núi trong ánh sáng của núi rừng hùng vĩ lúc bình minh. Cũng đâu khó gì, chỉ cần đêm qua, dưới ánh lửa bập bùng mà bạn đã nhóm lên, bạn tranh thủ đun cho mình một ít nước nóng và ủ nó trong bình giữ nhiệt. Thì sáng nay, giữa núi đồi hoang vu, trùng điệp, sẽ có một người ngồi nhâm nhi tách cà phê ấm nóng được rót ra từ chiếc bình inox giữ nhiệt mà như thể vừa nhấc ra từ phin cà phê ở một nhà hàng sang trọng.

Điều đó chẳng phải tuyệt vời và đáng giá lắm sao. Và chính nó cũng là lý do vì sao người viết bài này lại khẳng định bạn không cô đơn ngay cả khi độc hành. Sao có thể cô đơn khi lòng ta đã giao hòa với thiên nhiên. Sao có thể cô đơn khi mọi đồ vật chúng ta mang theo đều trở thành những người bạn đồng hành thân thiết. Sao có thể cô đơn khi dù đi bất cứ nơi đâu bạn cũng được sống với những sở thích và đam mê của chính mình.


 

 



Hơn cả một ly cà phê ấm nóng hay một ly nước trái cây mát lạnh vẫn còn nguyên hương vị, sau khi cùng bạn rong ruỗi suốt một chặng đường dài… Đó còn là niềm vui, là món quà dành cho một người dám trải nghiệm, sống khác đi và không ngần ngại trước những thử thách.

Bởi, cứ ngẫm đi, suy cho cùng cuộc đời là những chuyến đi…

Đi để trở về và yêu hơn những người bạn đồng hành thân thiết!

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối khắc hình ảnh 3 chiến sĩ Tây Tiến cùng hai câu thơ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi" được dựng năm 2020 đã trở thành nơi hồi tưởng của khách phương xa khi có dịp đến Sài Khao.