Lâm Đồng kết nối hợp tác với các công ty lữ hành Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Để khai thác thị trường Ấn Độ với những đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, thói quen sinh hoạt khác biệt, đòi hỏi phải có những dịch vụ và tiêu chuẩn hết sức khắt khe.
Nhiều Công ty lữ hành Ấn Độ đã tham dự hội nghị để tìm hiểu thị trường du lịch tại Lâm Đồng. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)

Nhiều Công ty lữ hành Ấn Độ đã tham dự hội nghị để tìm hiểu thị trường du lịch tại Lâm Đồng. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)

Ngày 29/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt tổ chức Hội nghị “Giới thiệu các tiêu chuẩn ngành du lịch Halal và giao lưu, kết nối hợp tác với Công ty lữ hành Ấn Độ.”

Hội nghị nhằm giới thiệu về ngành du lịch Halal, quảng bá văn hóa, hình ảnh du lịch và con người, sản phẩm du lịch, dịch vụ tiêu biểu của Lâm Đồng đến từ thị trường Ấn Độ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có cơ hội tìm hiểu về du lịch Halal. Đồng thời gặp gỡ, trao đổi, mở rộng kết nối tour, tuyến đưa khách Ấn Độ đến Đà Lạt-Lâm Đồng.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đánh giá, đây là hội nghị đầu tiên của Việt Nam về giới thiệu các tiêu chuẩn ngành du lịch Halal. Để khai thác thị trường Ấn Độ với những đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, thói quen sinh hoạt khác biệt, đòi hỏi phải có những dịch vụ và tiêu chuẩn hết sức khắt khe.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị, sở, ngành, cơ quan đơn vị liên quan cùng đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tỉnh Lâm Đồng tích cực, chủ động nghiên cứu các tiêu chuẩn đối với ngành du lịch Halal; triển khai đa dạng, sáng tạo hoạt động kích cầu du lịch.

Đồng thời khảo sát, nghiên cứu xây dựng, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tour, tuyến du lịch đến Ấn Độ; khuyến khích doanh nghiệp chủ động liên kết, tạo nên chương trình du lịch trọn gói đặc sắc, hấp dẫn, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, chương trình kích cầu du lịch đến thị trường Ấn Độ.

Ông Mahesh Chand Giri, đại diện Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá: Việt Nam và Ấn Độ là đối tác quan trọng của nhau trong khối ASEAN và khối Mekong, giao thương của hai nước đã tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua. Một trong những tiềm năng để hai nước có thể hiện thực hóa quan hệ đối ngoại đó là liên tục trao đổi về văn hóa và con người.

Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi các giá trị của hai bên bởi du lịch là ngành quan trọng, có tác động cấp số nhân tới nền kinh tế… Tổng lãnh sự quán Ấn Độ sẽ tham gia tích cực trong việc thúc đẩy phát triển du lịch Ấn Độ tại Việt Nam cũng như đã làm đối với thị trường du lịch các quốc gia khác thời gian qua…

Tại Hội nghị, đại diện các Công ty lữ hành, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tổ chức trao đổi, cung cấp cho đối tác thông tin cần thiết. Cụ thể, đại diện các Công ty lữ hành Ấn Độ quan tâm tới các tiêu chuẩn ngành du lịch Halal, cách thức chế biến món ăn chay, giết mổ động vật lấy thịt theo văn hóa, tín ngưỡng Hồi giáo.

Đặc biệt, các công ty này mong muốn nội dung cuộc giao lưu hợp tác không chỉ gói gọn trong cộng đồng Halal mà mở rộng ra các hình thái khác. Cụ thể như dịch vụ tổ chức tiệc cưới của người Ấn Độ tại Việt Nam với tour trọn gói 4 đêm 5 ngày cho hàng nghìn người, cùng dịch vụ phù hợp phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Ấn Độ…

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm tới những gợi ý của phía Ấn Độ như: nhu cầu về những món ăn phù hợp các đoàn thuộc cộng đồng có nhu cầu khác nhau; tiêu chuẩn tổ chức một sự kiện lớn như đám cưới, sự kiện văn hóa của khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam.

Một số doanh nghiệp đề nghị, thành lập ban chuyên trách hoặc tổ chức của ngành du lịch tỉnh thực hiện kết nối hai bên, cụ thể hóa yêu cầu doanh nghiệp hai bên cần đáp ứng.

Ngay sau quá trình giao lưu, tìm hiểu cơ hội kết nối tại Hội nghị đã có 6 doanh nghiệp của hai bên thống nhất ký kết các biên bản thỏa thuận hợp tác nhằm góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông về hình ảnh, thông tin sản phẩm, dịch vụ du lịch, phù hợp định hướng phát triển của hai bên theo từng giai đoạn cụ thể…

Theo Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối khắc hình ảnh 3 chiến sĩ Tây Tiến cùng hai câu thơ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi" được dựng năm 2020 đã trở thành nơi hồi tưởng của khách phương xa khi có dịp đến Sài Khao.