Hợp sức làm du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cùng nhau liên kết các hộ gia đình lại hoặc cùng với doanh nghiệp làm du lịch một cách rất bài bản. Từ đó, họ đã có thể tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống và đặc biệt là bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng...

Khi người dân hợp sức làm du lịch

Hơn 1 năm qua, 13 đồng bào Ê đê ở xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã cùng xây dựng nhóm Du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú. Người trồng rau, người nuôi gà, người làm vườn, người có nhà sàn, homestay...

Bà H’Yam Bkrông (58 tuổi, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột), trưởng nhóm du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú, tâm sự: "Ngôi nhà của tôi đang là nơi các hộ dân trong khu vực cùng tụ họp, mang heo, gà, rau đến để chuẩn bị tiệc và các nghi lễ đón khách du lịch. Đã có đến hơn 400 đoàn khách đến với của khu du lịch chúng tôi trong năm nay. Gần như tuần nào cũng có khách đến, mong muốn trải nghiệm cuộc sống thực tế, dân dã, đậm bản sắc của người đồng bào Ê đê.

Du khách đến tham quan, trải nghiệm điểm Du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Tiến Thoại

Du khách đến tham quan, trải nghiệm điểm Du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Tiến Thoại

Thực tế, nhiều người liên kết làm du lịch có nguồn thu nhập rất khá. Trước đây, họ trồng rau, nuôi gà để đem ra chợ bán kiếm tiền nhưng khi hình thành mô hình này thì hầu như nguồn cung thực phẩm đều dành để bán cho khách, vừa được giá vừa đỡ phải mất thời gian. Ngoài ra, khi ăn uống du khách còn có dịp nghe những giai điệu cồng chiêng, các tiết mục âm nhạc mang âm hưởng của núi rừng, tạo nên thứ cảm xúc rất riêng, đọng lại mãi trong tâm hồn".

Nguyễn Đức - Phó Giám đốc chi nhánh, phụ trách Trung tâm du lịch cầu treo Buôn Đôn - cho biết: "5 năm qua, đơn vị có đặt vấn đề thuê đất, voi, cồng chiêng của người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương để triển khai các hoạt động du lịch. Tất cả bà con đều đồng lòng tham gia và họ xem đó như là cách cùng với doanh nghiệp làm du lịch được hiệu quả hơn. Minh chứng là trong năm vừa qua, lượng khách đến với khu du lịch chúng tôi tăng trưởng ấn tượng hơn năm trước.

Nhờ đó, người dân trên địa bàn cũng được thêm thu nhập, cuộc sống có nhiều khởi sắc. Khách du lịch trong và ngoài nước đến khu vực này tham quan, nghỉ dưỡng thường yêu cầu có tiếp viên hoặc đến nhà những người đồng bào Ê đê để được trò chuyện lắng nghe văn hóa, cuộc sống thường nhật của họ. Đôi khi nhiều du khách còn xin ở lại ăn cơm cùng người dân để có dịp thưởng thức những món ăn độc, lạ của núi rừng".

Giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng

Bà Bà H’Yam Bkrông (58 tuổi, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột) nhớ lại: "Hơn 10 năm trước, tôi được bầu làm chi hội trưởng hội phụ nữ của buôn. Thời điểm đó, hầu như trong buôn của bà không còn ai biết dệt thổ cẩm, không còn khung cửi nào. Đến nỗi, mỗi lần có lễ hội hay chương trình diễn văn nghệ, bà phải chạy đôn chạy đáo mượn khắp nơi mới được vài bộ trang phục truyền thống cho chị em mặc.

Từ đó, tôi bàn với chị em trong hội, cùng nhau góp tiền, rồi xin chính quyền thành lập hợp tác xã thổ cẩm buôn Tơng Jú rồi nhờ thuê 3 nghệ nhân ở nơi khác về dạy nghề. Cuối cùng cả 10 chị em trong hợp tác xã ai cũng thành nghề. Nhưng rồi khi làm ra thành phẩm chẳng có ai mua, có khi chị em dệt xong phải để lại nhà sử dụng. May nhờ có mô hình du lịch liên kết, những sản phẩm của họ mới được khách mua làm đồ lưu niệm. Nhiều người rất ưng ý dùng ngay khi mua. Hiện, hợp tác xã thổ cẩm buôn Tơng Jú có đến 42 thành viên (cả nam và nữ) trên địa bàn 3 buôn Ea Bông, Tơng Jú và buôn Clim".

Đến nay, cộng đồng du lịch buôn Tơng Jú đã có 6 hoạt động chính như trải nghiệm làm nông dân, học dệt thổ cẩm, học ủ và nấu rượu cần, trải nghiệm tạc tượng…Ngoài ra, còn có đội cồng chiêng, đội múa, sẵn sàng phục vụ du khách trong những đêm lửa trại, ở lại homestay.

Ông Nguyễn Đức nhận định: "Việc người dân tự liên kết hoặc cùng với doanh nghiệp làm du lịch ngoài việc có thể cải thiện thu nhập thì còn mở ra cho họ cơ hội để bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống từ bao đời nay.

Khách du lịch lắng nghe cồng chiêng, nhảy múa cùng với người đồng bào dân tộc Ê đê ở Trung tâm du lịch cầu treo Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Bảo Trung

Khách du lịch lắng nghe cồng chiêng, nhảy múa cùng với người đồng bào dân tộc Ê đê ở Trung tâm du lịch cầu treo Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Bảo Trung

Mất đi những giá trị ấy tâm hồn tựa như có một vết cắt, khó chữa lành; vì vậy, việc lồng ghép kết nối vào với du lịch sẽ giúp họ có cơ hội quảng bá nét văn hóa rất riêng của mình và lấy đó làm cơ sở để nuôi sống bản thân.Đã có 16 người dân tộc bản địa được chọn lọc, nhận vào làm trong khu du lịch để trở thành lớp kế cận, đưa văn hóa bản sắc của mình giới thiệu một cách bài bản với du khách trong và ngoài nước".

Có thể bạn quan tâm

Săn mây ở Tu Thó

Săn mây ở Tu Thó

Mỗi lần đến khu tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), tôi đều mang một cảm xúc mới.
Tour đường bộ 'lên ngôi'

Tour đường bộ 'lên ngôi'

Thay vì ngồi nhà nuối tiếc kỳ nghỉ lễ 5 ngày do giá vé máy bay quá cao, nhiều gia đình chọn chuyển hướng thuê xe hoặc tự lái xe tới các điểm du lịch gần để không bỏ lỡ 5 ngày nghỉ dịp lễ 30.4 - 1.5.