Gia Lai: Năm 2023 phấn đấu có hơn 10.000 lao động được vay vốn giải quyết việc làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 3-3, tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết. Ảnh: Đinh Yến

Toàn cảnh hội nghị tổng kết. Ảnh: Đinh Yến

Tham dự có bà Phạm Ngọc Lan-Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội); bà Yun Jae Yeon-Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc; ông Siu Trung- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, Công an tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các hội, đoàn thể, 20 công ty hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hơn 250 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phụ trách lĩnh vực chính sách lao động của các Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội 17 huyện, thị xã, thành phố và các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022, các hoạt động cho vay giải quyết việc làm trong tỉnh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, địa phương các cấp nên việc triển khai được thuận lợi, kịp thời nhanh gọn. Tính đến 31-12-2022, tổng nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 769,05 tỷ đồng, tăng 293,8 tỷ đồng so với năm 2021; về doanh số cho vay giải quyết việc làm đạt 473,150 tỷ đồng, có 10.902 lao động được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 180,466 tỷ đồng; nợ quá hạn 484 triệu đồng.

Về kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2022, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa được 1.010 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 394,5%. Để đạt kết quả này, Sở đã triển khai nhiều giải pháp như thẩm định và ban hành văn bản giới thiệu 30 doanh nghiệp vào tỉnh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức, hướng dẫn và tiếp nhận 57 hồ sơ người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc lần 2 theo Chương trình EPS ngành sản xuất chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp. Cùng với đó, hướng dẫn 54 lao động hoàn thiện hồ sơ tham dự lớp giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản…

Các đại biểu tham gia tại Hội nghị tổng kết. Ảnh: Đinh Yến

Các đại biểu tham gia tại Hội nghị tổng kết. Ảnh: Đinh Yến

Tại hội nghị đã có 4 tham luận và 6 ý kiến tham gia góp ý, phân tích, đánh giá về các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận; chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023; công tác tư vấn, tuyển chọn người lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… Bên cạnh đó, các ý kiến của đại biểu xoay quanh nhiều vấn đề còn tồn tại như: nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm còn ít, trong khi nhu cầu vốn vay giải quyết việc làm là rất lớn. Hoạt động cho vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp nên chưa tạo được nhiều việc làm; mức vay và thời hạn vay vốn chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất trong tình hình mới. Một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu chưa nghiêm túc phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển chọn lao động…

Kết luận hội nghị, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Để tháo gỡ những khó khăn trên, thời gian tới, Sở đề nghị Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội các huyện, thị xã đẩy mạnh hoạt động cho vay đảm bảo đúng đối tượng, mục đích, phấn đấu trong năm 2023 cho vay giải quyết việc làm duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 10.000 lao động. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND huyện tổ chức các hoạt động quản lý và sử dụng tiền lãi vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác đào tạo, tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.