Đầu năm xin chữ cầu an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Từng nét chữ, đôi câu đối in hằn trên giấy đỏ, thể hiện ước nguyện của người viết cũng như người xin chữ hướng về năm mới với nhiều điều may mắn, thuận lợi và bình an.
Thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) viết chữ thư pháp cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) viết chữ thư pháp cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh

Hội quán Thanh niên Tre Việt hiện có 84 thành viên, trong đó có 15 người ở độ tuổi 18-35, biết viết chữ thư pháp. Để thuận tiện cho việc giao lưu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tại khu vực ao cá Bác Hồ, Hội dành riêng gian nhà trưng bày các tác phẩm chữ thư pháp được khắc trên chất liệu đá, gỗ với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng. Giữa không gian đầy ắp các tác phẩm, hơn chục ông đồ trẻ trong trang phục áo dài, khăn xếp, bày biện nghiên mực, giấy bút sẵn sàng viết chữ thư pháp cho du khách gần xa.

Luôn ghi nhớ công ơn cha, mẹ vất vả, nuôi nấng mình lớn khôn, trưởng thành, nên khi xin chữ, em Nguyễn Thùy Dương (thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Dương vui vẻ nói: “Công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn không gì sánh bằng. Em sẽ treo chữ “Cha, mẹ” ngay trên bàn học, để mỗi khi nhìn thấy, nhắc nhở mình phải cố gắng học tập thật tốt, hiếu kính bố mẹ. Năm mới em cũng cầu mong đấng sinh thành luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và bình an”.

Quyết định mua tấm gỗ khắc chữ “An”, anh Nguyễn Văn Hòa (thôn 1, xã Đak Hlơ, huyện Kbang) cho hay: “Qua tìm hiểu và được "ông đồ" tư vấn, tôi thấy chữ “An” rất hay, nhiều ý nghĩa như an yên, an nhàn, an toàn, bình an và ổn định. Tôi hy vọng treo chữ “An” trong nhà sẽ mang lại sự bình yên cho cả gia đình. Bên cạnh đó, đầu năm du xuân, xin chữ thư pháp là dịp để các con biết thêm về phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Mỗi độ Tết đến, Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê) lại tổ chức viết chữ thư pháp cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Mỗi độ Tết đến, Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê) lại tổ chức viết chữ thư pháp cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Theo anh Nguyễn Đình Dũng (tổ 1, phường An Phú, thị xã An Khê), cách đây 6 năm, trong chuyến du xuân ra Hà Nội, anh đã xin chữ “Phúc” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Năm nay, anh Dũng xin thêm cặp chữ “Hạnh phúc, bình an”. “Xin chữ đầu năm trở thành nét đẹp văn hóa phổ biến từ Bắc vào Nam. Cùng với thư pháp chữ Hán Nôm, chữ Quốc ngữ cũng được các ông đồ biến hóa, nâng tầm thành những tác phẩm đầy tính nghệ thuật, độc đáo. Thư pháp chữ Quốc ngữ dễ đọc, dễ hiểu nên được nhiều người yêu thích”-anh Dũng chia sẻ.

Anh Huỳnh Khúc Việt-thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt chia sẻ: Xin chữ đầu năm, tùy vào mục đích, lứa tuổi mà người xin sẽ chọn những chữ phù hợp với mình như người đi học thường xin chữ “Trí, Tài, Nhẫn”; người kinh doanh, buôn bán xin chữ “Lộc, Tín, Phát Tài”; người đi làm thì xin chữ “Đạt”; còn cho gia đình là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An... Chữ thư pháp thường được viết trên nền giấy đỏ hoặc vàng. “Theo quan niệm các cụ xưa, màu đỏ, màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phú quý. Vì thế, treo chữ thư pháp trong nhà sẽ mang lại tài lộc, may mắn, bình an cho gia chủ”-anh Huỳnh Khúc Việt giải thích.

Em Nguyễn Thùy Dương (thứ 2 bên trái ở thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Ảnh: Ngọc Minh

Em Nguyễn Thùy Dương (thứ 2 bên trái ở thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Ảnh: Ngọc Minh

Theo anh Việt, những năm gần đây, giấy dùng để viết thư pháp có nhiều loại và được trang trí họa tiết như rồng, phượng, cành đào, hoa mai, cây tùng, con hạc hoặc hình 12 con giáp. Việc trang trí hoa văn ở các góc đã giúp cho tác phẩm thư pháp thêm sinh động, bắt mắt hơn. Bên cạnh chất liệu giấy, mành tre, trúc, chữ thư pháp còn được khắc trên đá, gỗ lũa. Sau khi điêu khắc, đánh bóng, chữ thư pháp được phun nhũ vàng hoặc sơn màu sẽ làm nổi bật tác phẩm. Tùy thuộc vào độ lớn, nhỏ, khắc hay viết chữ mà thời gian hoàn thành tác phẩm kéo dài từ 10 phút đến vài ngày. Giá bán dao động từ 30 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/tác phẩm.

“Việc xin chữ diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào dịp Tết. Nhờ việc viết, khắc chữ thư pháp mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hội viên. Riêng tháng Chạp những người tham gia viết chữ thư pháp có thêm thu nhập gần 3 triệu đồng. Số tiền này giúp chúng tôi mua sắm Tết cho gia đình được đủ đầy hơn”-anh Việt thông tin.

Trò chuyện với P.V, anh Lê Đức Trí-Chủ tịch Hội quán Thanh niên Tre Việt-cho biết: Từ xưa, phong tục xin chữ đầu năm được người dân coi trọng, gìn giữ. Mỗi tác phẩm thư pháp chứa đựng tâm huyết của người viết, đồng thời gửi gắm những điều tốt lành, may mắn, bình an đến với người xin chữ. Hội tiếp tục phát triển viết, khắc thư pháp chữ quốc ngữ trên các chất liệu giấy, gỗ, đá. Hội cũng tập trung nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; nâng cao tay nghề, thu hút thành viên tham gia viết chữ thư pháp, để mỗi dịp xuân về Tết đến những "ông đồ" trẻ lại bày mực tàu, giấy đỏ viết chữ cho người dân. Qua đó, tạo thêm thu nhập cho thành viên, góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giá trị nghệ thuật thư pháp của ông cha”.

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.