(GLO)- Ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến với nghệ thuật thư pháp. Ở đó, họ thỏa đam mê với con chữ, tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống và góp phần truyền đi thông điệp tích cực qua nghệ thuật biểu hiện ngôn từ.
(GLO)-Từng nét chữ, đôi câu đối in hằn trên giấy đỏ, thể hiện ước nguyện của người viết cũng như người xin chữ hướng về năm mới với nhiều điều may mắn, thuận lợi và bình an.
Võ Tuấn Xuân Thành, là gương mặt 9X nổi bật trong giới thư pháp ở TPHCM với 7 triển lãm cá nhân (trong đó có triển lãm “Biến Họa Trường Thư“ kỷ niệm 12 năm thư pháp Xuân Thành tổ chức tại Hội Mỹ Thuật TPHCM) và nhiều triển lãm thư pháp lớn cả nước (triển lãm kỷ niệm 1010 Thăng Long Hà Nội, triển lãm thư pháp tại Festival Huế, Festival biển Nha Trang, thư pháp 3 thế hệ tại Hội An năm 2019…).
Ngày tết, những ông đồ xúng xính áo dài ngồi cho chữ đã trở thành nét đẹp truyền thống. Nhưng sau những lễ hội, những ông đồ ấy muốn tiếp tục theo đuổi thư pháp chữ Việt cũng phải thay đổi vì thời đại 4.0.
Anh Lê Văn Khuyến (29 tuổi), Trường Sĩ quan chính trị (Bộ Quốc phòng) được gọi là 'ông đồ' trẻ vì anh viết thư pháp rất đẹp và còn dạy miễn phí cho những ai có niềm đam mê với thư pháp.
(GLO)- Thấy tôi chăm chú xem những bức tranh thư pháp thể hiện bằng bút lửa trên nền chất liệu gỗ được trưng bày, trang trí cho quán cà phê Gỗ Lũa (đường Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Chư Sê), anh Vũ Tiến Tuấn-chủ quán lên tiếng giới thiệu thay lời chào: “Dạ, đó là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thế Bính, hiện đang sống và hành nghề ở gần đây“. Tính tò mò đã đưa tôi đến cơ sở Mỹ thuật 487 Hùng Vương (thị trấn Chư Sê) tìm hiểu.