Lao xao những trang viết về sông núi miền biên viễn Tây Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt độc giả hai tập tản văn về mảnh đất An Giang - miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc: Mật nắng biên thùy của Nghiêm Quốc Thanh và Trong sương thương má của tác giả Trương Chí Hùng.

Mật được chắt chiu từ nắng. Thứ nắng oi ả quyện mùi sông nước ngọt ngào của vùng biên giới Tây Nam đất nước. Trong làn nắng mật, người ta có thể ngắm nhìn khung cảnh nhà cửa sông nước, cây trái, vườn tược, thưởng thức bao sản vật, món ngon từ bàn tay chân chất mộc mạc của những người phụ nữ quê.

Trong làn nắng mật, người ta có thể lắng nghe lao xao biết bao giọng nói và ngôn ngữ của những con người chung sống nơi này, đó là các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm.

Và nơi đó, vùng núi sông An Giang yêu thương của tác giả Nghiêm Quốc Thanh, hình ảnh người thân người quen trong ký ức nối nhau thức dậy, đưa anh quay về quãng ngày còn là một chú bé, hay khi còn là chàng trai chưa rời xa quê.

 

Cuốn sách được chắt chiu từ nắng của thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên
Cuốn sách được chắt chiu từ nắng của thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên


Bước chân ký ức đưa Nghiêm Quốc Thanh đi mãi, thành 19 tản văn nhỏ xinh trong Mật nắng biên thùy. Để khi khép cuốn sách lại, người đọc sẽ như nắng đâu đó còn vương trên đỉnh đồi phía ấy Thất Sơn.

Dành những lời yêu thương cho Mật nắng biên thùy - nhà văn Võ Diệu Thanh viết: “Nghiêm Quốc Thanh hút mật nắng quê mình để làm nên những dòng văn nồng hương rừng núi, cỏ cây xen trong sỏi đá khô cằn và hẳn là thơm mùi nắng gió. Văn được chắt từ đất nên cũng chân tình như chính đất lửa Thất Sơn. Một An Giang rất An Giang nhưng lại lạ lẫm mà ngay cả người từng tìm hiểu về vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng như xứ nào xa lắm. Bởi thấm trong nắng gió biên thùy là mấy mươi năm Nghiêm Quốc Thanh sống, rất sống, sống nhiều hơn nữa. Bức tranh biên cương đầy khói lửa chợt bừng lên sức sống hồn nhiên như bất chấp những năm tháng đã rất nhọc nhằn.”

 

"Trong sương thương má" - những trang viết nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt
"Trong sương thương má" - những trang viết nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt


Mang một âm hưởng khác biệt Trong sương thương má của Trương Chí Hùng đưa đến cho người đọc nhiều cảm xúc về miền đất nơi dòng Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt.


Lợi thế là người đến với thơ trước khi đưa bút sang địa hạt văn xuôi, 19 tản văn làm nên tập sách vừa hiền hòa mà cũng thật bi tráng. Mùa nước nổi miền Tây sẽ hiện ra trước mắt người đọc vô cùng sống động. Những câu chuyện về má, về ba, về những con người giản dị mà mỗi hành động đều thấm đẫm tình thương mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng. Và như thế, như ô cửa trên chuyến xe văn chương, Trong sương thương má cho chúng ta nhìn về con người và vùng đất miền Tây thật gần, thật chi tiết, thật yêu thương.

 Có thể nói, trong không khí văn chương trẻ đang kéo người đọc về vùng trung tâm - đô thị hoặc dẫn độc giả ra với thế giới những năm gần đây, những trang sách chạm đến hơi thở của vùng phên dậu Tổ quốc ngày càng thiếu, thậm chí khan hiếm.

Tác giả Nghiêm Quốc Thanh - thầy giáo dạy Ngữ văn tại huyện biên giới Tịnh Biên, là tác giả của 3 tác phẩm trước đó, gồm Ta qua triền dốc nắng, Lễ hội Ok- Om-Bok và Đố biết tớ là ai. Tác giả Trương Chí Hùng - giảng viên bộ môn Ngữ văn, Đại học An Giang, là tác giả của tập thơ Một nửa nhà quê và từng đạt giải Nhất cuộc thi bút ký văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 - qua 2 tập tản văn Mật nắng biên thùy và Trong sương thương má. Những sáng tác này đã phần nào bổ khuyết vào “điểm nóng” còn thiếu trên, cụ thể ở đây là mảnh đất An Giang.

Những trang văn của hai tác giả trẻ đã góp phần làm tròn đầy hơn hình dung và hiểu biết của chúng ta về miền biên viễn vừa trù phú vừa huyền thoại của vùng đất Tây Nam Tổ quốc.

 

MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.