Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Đoàn Thanh niên huyện Chư Sê đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện triển khai công tác vay vốn ủy thác giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN), đặc biệt là thanh niên nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Lập nghiệp với xuất phát điểm khá thấp, tuy nhiên, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thông qua kênh Đoàn Thanh niên, cộng với tinh thần ham học hỏi, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,  anh Rơ Lan Chơng (làng Sơr, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình kinh tế nông nghiệp. Hiện tại, ở độ tuổi 25, anh Chơng đã có một cơ ngơi gồm 1.200 cây cà phê, 8 con bò, 10 con dê và đàn gà 500 con, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn động viên, giúp đỡ ĐVTN ở địa phương cùng nỗ lực thoát nghèo, vươn lên làm giàu…

 

Đoàn viên thanh niên chuyển giao kỹ thuật trồng tiêu. Ảnh: H.Đ.T
Đoàn viên thanh niên chuyển giao kỹ thuật trồng tiêu. Ảnh: H.Đ.T

Hiện nay, ngoài gia đình anh Chơng, trên địa bàn huyện Chư Sê còn có hàng trăm gia đình thanh niên khác đạt mức thu nhập 300-500 triệu đồng/năm từ kinh tế vườn, mà xuất phát điểm của họ cũng chỉ từ hơn 10 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Để thanh niên tiếp cận được với nguồn vốn, trong những năm qua, Đoàn Thanh niên huyện Chư Sê đã chỉ đạo các Đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền rộng rãi các quy định của ngân hàng trong việc cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho ĐVTN nghèo tại địa phương. Đồng thời, Huyện Đoàn cũng thường xuyên tổ chức tuyên dương các cá nhân, tập thể điển hình trong việc thực hiện tốt công tác ủy thác và hộ vay vốn sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương.

Từ khi triển khai thực hiện nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, hàng năm, Đoàn Thanh niên các xã trong huyện đều có kế hoạch vay vốn đảm bảo chặt chẽ; các đối tượng vay vốn được lựa chọn kỹ nhằm phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn cho đồng vốn vay. Đoàn Thanh niên nhiều xã đã có cách làm hiệu quả nên thu hút được nguồn vốn để tạo điều kiện giúp thanh niên phát triển kinh tế. Anh Nguyễn Viết Quyền-Bí thư Đoàn xã Ia Blang, cho biết: Nguồn vốn mà thanh niên trong xã được vay hiện nay là hơn 3,5 tỷ đồng gồm có 100 hộ vay với 2 tổ quản lý.  Số hộ thanh niên vay vốn đều đầu tư phát triển kinh tế rất hiệu quả và đúng mục đích, được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đánh giá cao. Các hộ thanh niên chủ yếu sử dụng vốn vay để đầu tư vào phát triển chăn nuôi, trồng và chăm sóc cà phê, hồ tiêu. Qua đó, nhiều hộ đã có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê, lực lượng thanh niên vay vốn ngân hàng với tổng dư nợ hơn 35 tỷ đồng, qua đó giải quyết việc làm cho gần 2.000 hộ gia đình thanh niên. Anh Rơ Lan Thoa-Bí thư Huyện Đoàn Chư Sê, cho biết: Qua theo dõi, chúng tôi thấy nguồn vốn do ĐVTN vay đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm việc với các ngành nhằm tạo điều kiện để tổ chức Đoàn nhận được nhiều nguồn vốn vay hơn; đồng thời, đề nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN dân tộc thiểu số vay vốn vì hiện nay lực lượng thanh niên được vay ít hơn các tổ chức khác.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã được các hộ thanh niên nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn đón nhận, sử dụng vào sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng chuyên canh cây-con tập trung, phát triển các dịch vụ buôn bán nhỏ. Đồng thời, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết thêm việc làm mới, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho ĐVTN nông thôn. 

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.