Emagazine

Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

E-magazine Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
 


Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII với 17 di tích phân bố trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê. Các di tích được chia thành 6 cụm, trong đó, trên địa bàn thị xã có 3 cụm gồm: cụm di tích Hòn Bình, Hòn Nhạc, Hòn Tào, Gò Kho-Xóm Ké; cụm di tích Miếu Xà, Cây Ké phất cờ-Cây Cầy gióng trống và cụm di tích Gò Chợ, lũy An Khê, An Khê trường, đình An Lũy (An Khê đình). Với những giá trị lịch sử quý báu, năm 1991, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhận thức được giá trị của di tích, cấp ủy, chính quyền thị xã An Khê đã triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực, trùng tu, nâng tầm khu di tích. Từ năm 1991 đến nay, thị xã đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng để làm bia, cải tạo di tích An Khê trường, làm tượng Quang Trung, xây nhà truyền thống, lát nền khu vực hồ nước; xây mới Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo, làm bia, tu bổ các thiết chế trong cụm di tích và bổ sung vật dụng thờ cúng... Thị xã cũng đã xây dựng hàng rào bao quanh di tích và các hạng mục gồm: cổng và lối vào khu di tích, quảng trường trung tâm, cải tạo ao súng trước An Khê trường; xây dựng mới hồ sen, đồi Mai Tam kiệt, Điện thờ Tam kiệt và trùng tu di tích An Khê đình. Với những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo, đầu năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
 

 

Gần 10 năm tham gia Ban nghi lễ An Khê đình, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, ông Ngô Thanh Hải-Chánh bái-không giấu được niềm vui: “Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư mở rộng khu di tích; nhiều công trình được xây mới; các thiết chế tín ngưỡng thường xuyên được trùng tu, tôn tạo. Khu di tích nằm trong Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào, đồng thời là trách nhiệm của chúng tôi trong việc gìn giữ, phát huy và truyền lại cho con cháu mai sau những giá trị văn hóa truyền thống”.

Từ khi thị xã mở rộng tuyến đường Ngô Thì Nhậm dẫn vào khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, gia đình bà Đặng Thị Phượng (tổ 15, phường An Phú) cũng như nhiều hộ dân sống dọc tuyến đường đã có thêm thu nhập từ việc kinh doanh, buôn bán. “Trước đây, tuyến đường nhỏ hẹp, hễ mưa là ngập úng, đi lại khó khăn. Bây giờ, Nhà nước nâng cấp, lắp đặt điện đường, người dân đi lại thuận lợi, nhiều hộ cũng mở quán ăn, cà phê, trà sữa; khách du lịch tấp nập đến tham quan di tích, tuyến đường nhộn nhịp, đông vui hơn”-bà Phượng bộc bạch.
 

 
 


Cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, những năm qua, thị xã An Khê từng bước nâng tầm tổ chức các ngày lễ lớn gắn với Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo như: lễ dâng hương kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ kỷ niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung, lễ cúng Khai Sơn, lễ cúng Quý Xuân; khôi phục các lễ hội truyền thống như: Hội cầu huê, lễ cúng Quý Thu... Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, thị xã duy trì việc tổ chức Hội cầu huê của người Việt vùng An Khê sau hơn 60 năm thất truyền.
 

 


“Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, trang mạng xã hội, thị xã tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân quảng bá và giới thiệu những thế mạnh du lịch An Khê; từng bước mở rộng, hỗ trợ nhau trong khai thác lợi thế về sản phẩm du lịch của từng địa phương. Thị xã cũng tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch đặc trưng, tiếp tục nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch liên vùng; phát triển du lịch đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng bền vững.
 

 

Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống quý báu trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-ông Vỹ nhấn mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.