Emagazine

Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

E-magazine Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 


Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII với 17 di tích phân bố trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê. Các di tích được chia thành 6 cụm, trong đó, trên địa bàn thị xã có 3 cụm gồm: cụm di tích Hòn Bình, Hòn Nhạc, Hòn Tào, Gò Kho-Xóm Ké; cụm di tích Miếu Xà, Cây Ké phất cờ-Cây Cầy gióng trống và cụm di tích Gò Chợ, lũy An Khê, An Khê trường, đình An Lũy (An Khê đình). Với những giá trị lịch sử quý báu, năm 1991, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhận thức được giá trị của di tích, cấp ủy, chính quyền thị xã An Khê đã triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực, trùng tu, nâng tầm khu di tích. Từ năm 1991 đến nay, thị xã đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng để làm bia, cải tạo di tích An Khê trường, làm tượng Quang Trung, xây nhà truyền thống, lát nền khu vực hồ nước; xây mới Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo, làm bia, tu bổ các thiết chế trong cụm di tích và bổ sung vật dụng thờ cúng... Thị xã cũng đã xây dựng hàng rào bao quanh di tích và các hạng mục gồm: cổng và lối vào khu di tích, quảng trường trung tâm, cải tạo ao súng trước An Khê trường; xây dựng mới hồ sen, đồi Mai Tam kiệt, Điện thờ Tam kiệt và trùng tu di tích An Khê đình. Với những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo, đầu năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
 

 

Gần 10 năm tham gia Ban nghi lễ An Khê đình, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, ông Ngô Thanh Hải-Chánh bái-không giấu được niềm vui: “Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư mở rộng khu di tích; nhiều công trình được xây mới; các thiết chế tín ngưỡng thường xuyên được trùng tu, tôn tạo. Khu di tích nằm trong Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào, đồng thời là trách nhiệm của chúng tôi trong việc gìn giữ, phát huy và truyền lại cho con cháu mai sau những giá trị văn hóa truyền thống”.

Từ khi thị xã mở rộng tuyến đường Ngô Thì Nhậm dẫn vào khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, gia đình bà Đặng Thị Phượng (tổ 15, phường An Phú) cũng như nhiều hộ dân sống dọc tuyến đường đã có thêm thu nhập từ việc kinh doanh, buôn bán. “Trước đây, tuyến đường nhỏ hẹp, hễ mưa là ngập úng, đi lại khó khăn. Bây giờ, Nhà nước nâng cấp, lắp đặt điện đường, người dân đi lại thuận lợi, nhiều hộ cũng mở quán ăn, cà phê, trà sữa; khách du lịch tấp nập đến tham quan di tích, tuyến đường nhộn nhịp, đông vui hơn”-bà Phượng bộc bạch.
 

 
 


Cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, những năm qua, thị xã An Khê từng bước nâng tầm tổ chức các ngày lễ lớn gắn với Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo như: lễ dâng hương kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ kỷ niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung, lễ cúng Khai Sơn, lễ cúng Quý Xuân; khôi phục các lễ hội truyền thống như: Hội cầu huê, lễ cúng Quý Thu... Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, thị xã duy trì việc tổ chức Hội cầu huê của người Việt vùng An Khê sau hơn 60 năm thất truyền.
 

 


“Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, trang mạng xã hội, thị xã tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân quảng bá và giới thiệu những thế mạnh du lịch An Khê; từng bước mở rộng, hỗ trợ nhau trong khai thác lợi thế về sản phẩm du lịch của từng địa phương. Thị xã cũng tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch đặc trưng, tiếp tục nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch liên vùng; phát triển du lịch đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng bền vững.
 

 

Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống quý báu trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-ông Vỹ nhấn mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm

Trở về con đường sáng

E-magazineTrở về con đường sáng

(GLO)-

Từ khi mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” được triển khai, nhiều người dân ở huyện Phú Thiện đã vượt qua mặc cảm lỗi lầm, hòa nhập với cộng đồng và sống “tốt đời, đẹp đạo”.

“From farm to cup”: Khẳng định giá trị cà phê

E-magazine“From farm to cup”: Khẳng định giá trị cà phê

(GLO)-Sự kiện trải nghiệm cà phê chất lượng cao Gia Lai đã trở thành điểm sáng kết nối hệ sinh thái ngành cà phê “from farm to cup” (từ nông trại tới ly cà phê). Sự kiện này mang đến một không gian mở với hoạt động thuần túy trải nghiệm, thưởng thức và tìm hiểu về vùng nguyên liệu cà phê Gia Lai.
Di sản văn hóa và du lịch tỉnh Gia Lai

E-magazineDi sản văn hóa và du lịch tỉnh Gia Lai

(GLO)- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Gia Lai có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và với các nước trong khu vực, đặc biệt là Campuchia và Lào.

Tình thầy như biển rộng

E-magazineTình thầy như biển rộng

(GLO)- Thương học trò học tập, vui chơi dưới những ngôi trường thiếu thốn về cơ sở vật chất, thầy Phan Công Đương-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) đã lặn lội nhiều nơi để vận động các nguồn tài trợ. Trong hành trình ấy có bao phen hờn tủi bởi chưa nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ của nhà hảo tâm và cả đồng nghiệp dành cho thầy. Nhưng thành quả của sự cống hiến thầm lặng ấy lại vô cùng ngọt ngào. Mạnh Thường Quân trong cả nước đã tài trợ gần 3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, mua sắm trang-thiết bị phục vụ việc dạy và học tại Trường THCS Lê Quý Đôn và Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện).

Kể chuyện bằng thổ cẩm

E-magazineKể chuyện bằng thổ cẩm

(GLO)-

Nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh ví thổ cẩm như một đường tơ nối dài từ sơ khai đến hiện đại, từ quá khứ đến tương lai, mang đậm tính văn hóa và tinh thần dân tộc. Vì vậy, chương trình nghệ thuật thời trang “Gia Lai ơi” diễn ra vào tối mai (28-10) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) không chỉ là một cuộc trình diễn thời trang lấy cảm hứng từ giá trị vượt thời gian của thổ cẩm mà còn là không gian để tôn vinh những giá trị mà cộng đồng các dân tộc thiểu số đã sáng tạo cho cuộc sống bằng lao động và trái tim dũng cảm.

Hai người mẹ đặc biệt của Siu Nếp

E-magazineHai người mẹ đặc biệt của Siu Nếp

(GLO)- Từ ngày có sự hiện diện của 2 người mẹ đặc biệt, ngôi nhà nhỏ nằm phía cuối làng Blut Griêng (xã Al Bá, huyện Chư Sê) của em Siu Nếp trở nên ấm áp, luôn rộn rã tiếng nói cười. Có mẹ, những tháng ngày buồn bã dần qua, trái tim bé bỏng của Nếp đã được sưởi ấm. Dẫu chẳng phải rứt ruột sinh ra, nhưng các mẹ đã chăm lo cho em bằng tất cả tình mẫu tử dành cho đứa con thơ chịu nỗi thiệt thòi.

“Những bông hoa tháng 10”

E-magazine“Những bông hoa tháng 10”

(GLO)-

Không chỉ là người “giữ lửa” cho gia đình, những người phụ nữ nhỏ bé với nhiều câu chuyện đời, chuyện nghề của mình như những bông hoa làm đẹp cho cuộc sống.

Cuộc hạnh ngộ của những cây cọ nữ

E-magazineCuộc hạnh ngộ của những cây cọ nữ

(GLO)-

“Về miền đất đỏ” là triển lãm nhóm lần đầu tiên được tổ chức dành cho các nữ họa sĩ nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10) tại Bảo tàng tỉnh. Mỗi người một nội lực, một quá trình lao động sáng tạo khác nhau nhưng đều truyền cảm hứng mạnh mẽ về tình yêu dành cho nghệ thuật của sắc màu.

Trung thu gắn kết yêu thương

E-magazineTrung thu gắn kết yêu thương

(GLO)- Những ngày trước Tết Trung thu, từ thành thị đến nông thôn, hòa cùng tiếng trống rộn rã và màn múa lân sôi động, trẻ em được phá cỗ, rước đèn ông sao, nhận nhiều phần quà ý nghĩa. Nguồn động viên, chia sẻ kịp thời của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã mang đến một mùa Trung thu ấm áp yêu thương cho thiếu nhi trong tỉnh.

Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ cuối: Nâng tầm kiến trúc đô thị

E-magazineNhững “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ cuối: Nâng tầm kiến trúc đô thị

(GLO)- 

Không chỉ là không gian công cộng đơn thuần, công viên, hoa viên còn thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử của một đô thị, là điểm nhấn thu hút du khách. Pleiku đang hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” nên việc quy hoạch, đầu tư cho hệ thống công viên, hoa viên là cần thiết.

Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ 1: Hệ thống công viên, hoa viên ngày càng hoàn thiện

E-magazineNhững “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ 1: Hệ thống công viên, hoa viên ngày càng hoàn thiện

(GLO)- Công viên, hoa viên là nơi giải trí, thư giãn của người dân cũng như tạo không gian kiến trúc cho đô thị. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống công viên, hoa viên tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vẫn chưa thực sự xứng tầm đô thị loại I. Để đạt được mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, hướng tới mỗi xã, phường có ít nhất 1 công viên, hoa viên hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật và chức năng, thành phố cần làm tốt công tác quy hoạch ngay từ đầu và huy động các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
“Khát” nhân lực du lịch Kỳ cuối: Giải pháp nào?

E-magazine“Khát” nhân lực du lịch Kỳ cuối: Giải pháp nào?

(GLO)- Với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành du lịch Gia Lai bắt buộc phải giải bài toán về nguồn nhân lực. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực theo kịp với nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh là “chìa khóa vàng” để mở cửa kho báu tài nguyên du lịch. Vậy, đâu là giải pháp?