Dai dẳng nỗi đau da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau do chất độc da cam/dioxin vẫn hiện hữu trên thân thể của nhiều thế hệ. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, những nạn nhân da cam đang rất cần sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng.
Anh Têk (37 tuổi) là con thứ 4 của vợ chồng bà Djach (làng Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Từ khi sinh ra, anh Têk mềm oặt như tàu lá, suốt ngày chỉ ú ớ kêu gào, hễ đặt đâu thì nằm đấy. Mọi sinh hoạt cá nhân của anh đều dồn vào đôi tay người mẹ.
Bà Djach cho biết: Chồng bà tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam nên đau yếu triền miên và đã mất năm 2014. Hiện nay, bà đã hơn 70 tuổi, không còn sức chăm sóc người con trai bệnh tật. 
Hễ có người nhắc đến hoàn cảnh gia đình, bà Djach lại buồn tủi. “Bao năm qua, gia đình tôi khổ lắm. Nhà có 5 đứa con thì 2 đứa bị bệnh. Người chị của Têk bị nhẹ hơn đã lấy chồng sinh con. Tuy nhiên, cháu bé sinh ra cũng bị mờ mắt. Nếu tôi chết đi thì không có ai chăm sóc thằng Têk nữa”-bà Djach bộc bạch.
Ông Đinh Y Nhơp (tổ 3, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cũng bị nhiễm chất độc da cam. Ở cái tuổi 90 lẽ ra sẽ được hưởng phúc an nhàn bên con cháu thì ông Đinh Y Nhớp đang phải chăm sóc người vợ bị tai nạn và đứa con gái 45 tuổi nằm một chỗ vì di chứng chất độc da cam.
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Ông Đinh Y Nhơp thổ lộ: “Đã hơn 5 năm qua, từ ngày vợ tôi bị tai nạn, mọi công việc hàng ngày trong nhà, tôi đều phải cáng đáng. Dù vất vả mấy tôi cũng ráng chịu, chứ không làm thì ai làm cho. Mong ước lớn nhất của tôi là có đủ sức khỏe để lo cho vợ con. Nếu tôi có bề gì thì không biết cuộc sống của vợ con tôi sẽ ra sao. Đây là điều tôi luôn lo nghĩ”.
Huyện Mang Yang hiện có 89 người bị phơi nhiễm chất độc da cam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 58 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 31 người là con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; 7 đối tượng thuộc thế hệ thứ 3 chưa được hưởng chế độ. Di chứng nặng nề của chất độc da cam đã đè nặng lên gia đình các nạn nhân. Những năm qua, huyện Mang Yang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ những nạn nhân bị nhiễm chất độc quái ác này.
Ông Trần Việt Cường-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mang Yang-cho biết: “Hội thường xuyên kêu gọi các tổ chức, cá nhân quan tâm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đến nay, huyện đã xóa nhà dột nát cho những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng đặc biệt khó khăn vì bệnh tật, tuổi cao. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức và cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt hơn”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

An Khê: 79 người tham gia thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ảnh: Thế Huynh

An Khê: Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

(GLO)-Sáng 2-10, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH Công an tỉnh Gia Lai, Công an thị xã An Khê, UBND phường Tây Sơn phối hợp thực tập phương án chữa cháy và CNCH khu dân cư tổ 4, phường Tây Sơn (thị xã An Khê) năm 2024.

Hội nghị tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024

Gia Lai: Tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024

(GLO)- Sáng 1-10, tại Khách sạn Tre Xanh Plaza (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thái Bình-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy dự, chỉ đạo và trực tiếp quán triệt chuyên đề.

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh

(GLO)- Chiều 30-9, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Gia Lai phối hợp với Phòng PA03 Công an tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Trước đó, có đơn thư phản ánh cơ sở này hoạt động khám chữa bệnh trái phép.

Ia Pếch, ngày trở lại...

Ia Pếch, ngày trở lại...

(GLO)- Hồi trước, muốn về xã B7 (xã Ia Pếch), từ trung tâm huyện Chư Păh (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ngày nay), nếu đi ô tô thì phải về Pleiku, vòng ra Hàm Rồng, đến làng Ia Rốc, để ô tô ở đó rồi lội bộ vào xã. Nhưng bây giờ thì khác, đường ô tô chạy đến tất cả các làng của xã Ia Pếch.

Niềm vui từ những “Mái ấm biên cương”

Niềm vui từ những “Mái ấm biên cương”

(GLO)- Nhằm giúp các hộ nghèo ở khu vực biên giới sớm ổn định đời sống, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ bàn giao 8 “Mái ấm biên cương” vào ngày 27-9. 

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.
 Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(GLO)- Đây là một trong những ý kiến đề xuất tại hội thảo khoa học do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức ngày 23-9 tại TP. Pleiku về nâng cao chất lượng thực hiện lồng ghép giới trong tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội LHPN tỉnh Gia Lai.