(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương chịu hậu quả khá nặng nề của chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Cách đây tròn 20 năm, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh được thành lập với trọng trách xoa dịu nỗi đau da cam dai dẳng.
(GLO)- Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam.
(GLO)- Sáng 10-8, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung đã đến thăm, tặng quà Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh nhân kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021). Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, đại diện lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận, Văn phòng Tỉnh ủy.
(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau do chất độc da cam/dioxin vẫn hiện hữu trên thân thể của nhiều thế hệ. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, những nạn nhân da cam đang rất cần sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng.
(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn còn dai dẳng, trong đó có nỗi đau da cam. Với nỗi đau ấy, không có sự xoa dịu nào ấm áp bằng tình cảm giữa những người đồng đội dành cho nhau. Chính vì thế, những năm qua, thương binh Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài trong hành trình giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
(GLO)- Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam vẫn để lại di chứng nặng nề cho nhiều thế hệ, gia đình. Vì vậy, chung tay xoa dịu nỗi đau này là trách nhiệm của mỗi người và của cộng đồng.
(GLO)- Cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã chấm dứt hơn 40 năm nhưng những hậu quả của nó vẫn hằn sâu và nhức nhối. Trong đó, “nỗi đau da cam/dioxin“ vẫn hàng ngày hành hạ và dày vò nhiều gia đình Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với trách nhiệm của mình, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã chung tay xoa dịu nỗi đau dai dẳng này.
(GLO)- Những năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã dành nhiều sự quan tâm đối với các nạn nhân da cam/dioxin. Tuy nhiên, nỗi đau da cam vẫn đang đè nặng lên bao gia đình, không chỉ là những người lính từng tham gia chiến tranh mà cả con cháu họ và những người dân thường.