Đặc sắc chợ hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm nay, chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” dự kiến kéo dài đến ngày 31/1 (29 tháng Chạp), quy tụ khoảng trên 500 nhà vườn từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Lâm Đồng... tham gia.
 
Khung cảnh chợ hoa Xuân 'Trên bến dưới thuyền' năm 2022 bên bến Bình Đông (quận 8). Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Khung cảnh chợ hoa Xuân 'Trên bến dưới thuyền' năm 2022 bên bến Bình Đông (quận 8). Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Tối 27/1 (tức 25 tháng Chạp), Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” tại khu vực bến Bình Đông (quận 8).
Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 8 cho biết, qua 9 lần tổ chức, chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” đã trở thành nét đặc trưng văn hóa, là một trong những điểm đến du lịch đường bộ và đường thủy đặc sắc của Quận 8 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Hoạt động này thường được tổ chức dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, tuyến đường Bến Bình Đông (Phường 13 và Phường 14).
Năm nay, chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” dự kiến kéo dài đến ngày 31/1 (29 tháng Chạp), quy tụ khoảng trên 500 nhà vườn từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Lâm Đồng... tham gia kinh doanh, trưng bày sản phẩm với nhiều chủng loại cây, hoa cảnh phong phú, mới lạ, đặc sắc.
Nổi bật là mô hình hoa đặc sắc của thành phố Đà Lạt, hoa giấy cẩm thạch ngũ sắc của huyện Chợ Lách (Bến Tre), góp phần tạo nên không gian hấp dẫn, vừa hiện đại, vừa truyền thống, mang đậm nét đặc trưng của miền sông nước, phục vụ nhu cầu thưởng lãm, mua sắm của người dân.
Tại khu vực chợ hoa, điểm nhấn là cầu số 7 và cầu số 6 sẽ được trang trí hoa đào, hoa mai bằng đèn led, tăng thêm ánh sáng và nét truyền thống của chợ hoa Xuân năm nay.
Không gian bờ sông đoạn từ đường Nguyễn Văn Của đi đến Cầu Kênh Ngang số 7 năm nay không bố trí các gian hàng buôn bán cả trên bờ và dưới sông để không gian trống với mục đích tập trung tạo điểm nhấn cho tổng thể trang trí của chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” năm 2022.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình đặc sắc sẽ phục vụ người dân và du khách như: Biểu diễn nghệ thuật và đờn ca tài tử trên ghe bầu; trang trí tiểu cảnh xuân; trưng bày 100 hình ảnh về những thành tựu của quận 8, Hội thi ảnh “Trên bến dưới thuyền,” sản phẩm đạt giải của các doanh nghiệp.
Chợ hoa Xuân còn có hội thi ảnh lần thứ 9 với chủ đề “Trên bến dưới thuyền” cùng các hội thi: Thuyền hoa, nhà hoa, sum họp ngày Tết, gói và trưng bày bánh tét, chim hót hay, cắm hoa nghệ thuật và trưng mâm ngũ quả.
 
Biểu diễn đờn ca tài tử tại chợ hoa Xuân 'Trên bến dưới thuyền' năm 2022 bên bến Bình Đông (Quận 8). Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Biểu diễn đờn ca tài tử tại chợ hoa Xuân 'Trên bến dưới thuyền' năm 2022 bên bến Bình Đông (Quận 8). Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân quận 8 cũng sẽ tổ chức chợ hoa Tết trên đường Tạ Quang Bửu với 3 cổng chào tại nút giao với đường Dương Quang Đông, Quốc lộ 50 và Phạm Hùng. Tuyến đường tổ chức chợ hoa dự kiến dài khoảng 2km (dọc theo kênh Tàu Hũ) sẽ được lắp đặt đèn led hiệu ứng màu, kết hợp chiếu sáng nghệ thuật.
Anh Hồ Tiến Thảo, chủ vườn mai vàng ở Bến Tre cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên anh cũng giảm lượng cung hoa Tết khoảng 20%. Anh mang khoảng 400 cây mai vàng lên bến Bình Đông bày bán (giảm 100 chậu hoa mai so với năm ngoái) cùng với 150 chậu hoa mào gà, cúc vạn thọ, ớt kiểng, tắc kiểng...
“Giá mai vàng dao động từ 200.000 đồng đến 10 triệu đồng/cây, giá hoa mào gà khoảng 25.000-35.000 đồng/chậu, các loại ớt kiểng có giá từ 20.000-30.000 đồng/chậu tùy loại, tắc kiểng có giá từ 200.000 đồng đến 12 triệu đồng/cây... Giá các loại hoa này đã tăng khoảng 5-10% so với năm ngoái vì chi phí phân bón, chăm sóc, vận chuyển... đều tăng,” anh Hồ Tiến Thảo nói.
Cùng ngày, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12 cũng khai mạc Hội xuân “Chợ Hoa Tết năm Nhâm Dần 2022” với chủ đề "Quận 12 vững bước đi lên."
Hội xuân-Chợ hoa Tết là nét văn hóa đặc sắc của quận 12 mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ngoài ra, đây còn là dịp để các nhà vườn, nghệ nhân và nhân dân trong và ngoài quận giao lưu học hỏi kinh nghiệm, quảng bá các sản phẩm, hiện vật ngành nghề cây xanh, hoa kiểng... Đồng thời là nơi trưng bày và kinh doanh các sản phẩm do người dân làm ra, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của quận 12 nói riêng và của thành phố nói chung.
Theo đại diện lãnh đạo Quận 12, về quy mô, số lượng đường hoa, hội hoa tại Chợ Hoa Tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm so với các năm. Theo đó, quận chỉ duy trì đường hoa tại đường Lê Thị Riêng, còn lại không tổ chức hội hoa Xuân tập trung.
Quận 12 giao về các phường tùy vào vị trí đất trống của phường sẽ tổ chức các điểm hội hoa, tiểu cảnh nhỏ để phục vụ người dân vui chơi, chụp ảnh, việc chia nhỏ này sẽ giúp hạn chế tụ tập đông người.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, người dân thành phố, du khách được khuyến cáo tuân thủ nghiêm “Thông điệp 5K” (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập-Khai báo y tế) của Bộ Y tế trong thời gian tham quan tại các khu vực chợ hoa Xuân năm 2021.
Thu Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.