Triển lãm "bóng và hình" của họa sĩ Lê Thiết Cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm giới thiệu 22 bức tranh sơn dầu trên toan-là những tác phẩm mới nhất của họa sĩ Lê Thiết Cương, sáng tác trong 2 năm 2016 và 2017.

 Họa sĩ Lê Thiết Cương
Họa sĩ Lê Thiết Cương



Ngày 27-4-2018, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) tổ chức triển lãm “Bóng & Hình”, giới thiệu những tác phẩm mới theo phong cách tối giản của họa sĩ Lê Thiết Cương.

Triển lãm giới thiệu 22 bức tranh sơn dầu trên toan-là những tác phẩm mới nhất của họa sĩ Lê Thiết Cương, sáng tác trong 2 năm 2016 và 2017. Từ những hình ảnh đời thường quen thuộc, gần gũi như phố xá, nhà cửa, cây cối, dòng sông, bàn ghế… họa sĩ Lê Thiết Cương đã thổi hồn, biến hóa những hình ảnh đó thành một diện mạo mới đầy suy tưởng.

Lê Thiết Cương sinh năm 1962, là một hoạ sĩ độc lập, sống và làm việc tại Hà Nội. Ông đã có 30 năm theo đuổi phong cách hội họa tối giản (1988-2018), thực hành và thể nghiệm qua nhiều nhánh rẽ khác nhau (đậm nhạt, hòa sắc, hình và nét…).

Triển lãm “Bóng & Hình” được tổ chức tại VCCA lần này là dịp để khán giả được chiêm ngưỡng “quả ngọt” trong 30 năm tích lũy của họa sĩ khi ông tiếp cận một cách thức tối giản khác: “thả trôi”, không còn “gò” đề tài vào những nét tạo hình cụ thể, để hình trở thành những mảng khối. Hình ảnh không còn nằm trong những đường contour (viền nét) nữa mà tràn rộng, tạo cảm giác mở, không có giới hạn.

Loạt tác phẩm mới được giới thiệu tại “Bóng & Hình” là một bước đi mới của họa sĩ, vẫn thấm đẫm cá tính hội hoạ Lê Thiết Cương, nhưng không khí tranh đã có phần thay đổi, hòa sắc có phần trầm lắng hơn, với những suy ngẫm phản tư bao trùm không gian tác phẩm.

Là người quan tâm đến Phật Giáo và Kinh Dịch, quan niệm hội họa tối giản của họa sĩ Lê Thiết Cương ảnh hưởng từ mỹ học thiền. 22 tác phẩm mới phần nào thể hiện tinh thần đó: ít hình, ít màu, nhiều khoảng trống lớn, yên tĩnh, “vô ngôn”. Câu chuyện và cảm xúc được gửi gắm qua sự tĩnh mịch, yên lặng trong tranh, thông qua đó người xem có thể liên tưởng, suy ngẫm về những câu chuyện của riêng mình.

Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Đề tài chỉ là nguyên liệu. Nhưng biết đâu cái quen thuộc ấy có thể sẽ lạ hơn qua Bóng & Hình, sẽ gợi đến một điều gì khác ngoài Bóng & Hình”.


 



Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 27-4 đến hết ngày 20-5-2018 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), B1-R3 Vincom Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, diễn ra song song cùng triển lãm “bút Lực” của họa sĩ Phạm Lực (từ 20-4 đến 20-5-2018).

Bên cạnh các hoạt động âm nhạc, ngày 5-5-2018, VCCA sẽ tổ chức tọa đàm nghệ thuật với chủ đề “Nội dung và hình thức” với sự hiện diện của chủ nhân triển lãm và nhiều họa sĩ, chuyên gia, nhà phê bình tên tuổi.

Ngọc Hà (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.