Emagazine

Pleiku triển khai giải pháp chống ngập cục bộ

E-magazine Pleiku triển khai giải pháp chống ngập cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Theo ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku, từ năm 2020 đến nay, thành phố đã dành hơn 835,1 tỷ đồng để đầu tư 32 công trình hạ tầng giao thông, thoát nước. Đến nay, tổng chiều dài đường cống thoát nước chính toàn thành phố là 218,7 km. Trong đó, 63 tuyến đường được đầu tư hệ thống cống tròn có khẩu độ 80-100 cm với tổng chiều dài gần 92 km; 67 tuyến đường có hiện trạng mương xây cũ với chiều dài gần 127 km; 109 tuyến đường chưa được đầu tư hệ thống thoát nước. Để hạn chế tình trạng ngập lụt đô thị, hàng năm, trước mùa mưa bão, Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai thường xuyên kiểm tra công tác nạo vét bùn đất, khơi thông cửa thu, hố ga trên các tuyến đường. Đồng thời, thực hiện bổ sung mương dẫn thoát nước và mở rộng cửa thu nước tại một số khu vực có nguy cơ xảy ra ngập cục bộ.

 

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nên vài năm trở lại đây, nhiều tuyến đường như: Cách Mạng Tháng Tám, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Lê Duẩn, Âu Cơ, An Dương Vương… thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt khi xuất hiện những trận mưa lớn. Tình trạng này ảnh hưởng tới môi trường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như đời sống của người dân. Mới đây, do ảnh hưởng bởi các cơn bão số 4, 5, những trận mưa lớn trên địa bàn thành phố đã khiến một số khu vực bị ngập sâu trong nước. Tuy không có thiệt hại về người nhưng ngập lụt đã làm hư hỏng một số vật dụng sinh hoạt của người dân.

 

Tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám dù được đầu tư khá đồng bộ hệ thống thoát nước nhưng khi có mưa to kéo dài vẫn bị ngập cục bộ. Ông Võ Công Chánh (tổ 4, phường Hoa Lư) cho hay: “Mỗi lần mưa lớn, khu vực đường Cách Mạng Tháng Tám trước nhà tôi lại bị ngập nước. Có những trận mưa, nước dâng cao gần hết thành dải phân cách, tràn lên vỉa hè. Nhiều xe đi qua bị chết máy phải dắt bộ. Sau khi trời tạnh tầm 15-20 phút thì nước rút dần, để lại đất đá trên mặt đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là vào buổi tối”. Tương tự, nhiều năm nay, đường An Dương Vương cũng thường xuyên xảy ra ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn. Ông Trương Công Biên (tổ 3, phường Thắng Lợi) cho hay: “Do đường không có cống thoát nước nên thường xuyên xảy ra ngập lụt. Nhiều hộ dân sống trên tuyến đường này phải đắp gờ xi măng trước nhà để tránh nước mưa tràn vào. Chúng tôi mong muốn thành phố đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống thoát nước để người dân đỡ vất vả mỗi khi vào mùa mưa”.

 
 
 

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku, do hệ thống thoát nước chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ dẫn đến khi mưa lớn, lượng nước tập trung nhiều về các điểm trũng thấp, gây quá tải hệ thống thoát nước dẫn đến ngập cục bộ. Cùng với đó, các cửa thu trên một số tuyến đường bị tắc nghẽn gây ngập cục bộ một số vị trí. Hệ thống cửa thu nước tại một số tuyến đường như: Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Cách Mạng Tháng Tám... có kích thước nhỏ, không đáp ứng nhu cầu thoát nước, nhất là tại các vị trí trũng thấp.

 

“Trước mắt, để chống ngập trong mùa mưa bão năm nay, Phòng Quản lý đô thị tiếp tục phối hợp với UBND các xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không để rác tại các cửa thu nước tránh gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng thu nước tại các tuyến đường. Đồng thời, phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai rà soát, kiểm tra, khơi thông cửa thu nước bị tắc nghẽn trên các tuyến đường nhằm đảm bảo thoát nước”-ông Tâm thông tin thêm.

 

Trao đổi với P.V, ông Đặng Toàn Thắng-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho rằng: Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì việc quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị là hết sức cần thiết. Trong đó, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật nói chung, quy hoạch cốt nền và thoát nước mặt đô thị nói riêng cần được chú trọng từ giai đoạn lập quy hoạch đến giai đoạn triển khai xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhanh chóng hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố để có cơ sở triển khai đồng bộ các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo xử lý thoát nước cho từng khu vực và toàn thành phố. Đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thi công hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng, xử lý thoát nước đã được thành phố giao kế hoạch thực hiện trong năm 2022. Các công trình sau khi hoàn thành sẽ góp phần xử lý tình trạng ngập úng cục bộ tại một số điểm dân cư.

 
 

“Ủy ban nhân dân các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự khơi thông cống rãnh, mương thoát nước trên các tuyến đường do địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm gây ảnh hưởng đến dòng chảy”-Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết thêm.

 
 

 

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.