Pleiku: Tổ chức đối thoại lần cuối trước khi cưỡng chế thu hồi đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 6-12, ông Nguyễn Kim Đại-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: Ngày mai (8-12), lãnh đạo UBND thành phố sẽ tiến hành đối thoại lần cuối cùng với các hộ dân chưa thống nhất với phương án bồi thường, hỗ trợ của thành phố trước khi tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 Khu vực đất của các hộ thuộc thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Kè chống sạt lở suối Hội Phú giai đoạn 2-đoạn từ đường Hùng Vương đến Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Minh Nguyễn
Khu vực đất của các hộ thuộc thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Kè chống sạt lở suối Hội Phú giai đoạn 2-đoạn từ đường Hùng Vương đến Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Minh Nguyễn
Theo ông Đại, dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú có diện tích thu hồi gần 16,3 ha gồm 314 thửa đất của 214 hộ gia đình. Hiện dự án này đang triển khai thực hiện giai đoạn 2 (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Tri Phương) với diện tích 40.428 m2 của 101 hộ. Đến nay, đã có 97/101 hộ đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án.  Các hộ: ông Mai Xuân An, Mai Xuân Phúc và bà Mai Thị Bích Hà (trú tại địa chỉ: 326/10/2 Hùng Vương, phường Hội Thương) hiện vẫn chưa thống nhất phương án đền bù mặc dù UBND thành phố và các cơ quan liên quan đã nhiều lần vận động, thuyết phục và xem xét, giải quyết thỏa đáng kiến nghị của các hộ này.
“Sáng 8-12, lãnh đạo UBND thành phố sẽ tổ chức đối thoại với các hộ này thêm lần nữa. Nếu các hộ tiếp tục không thống nhất, ngày 10-12 tới, Ban Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (UBND TP. Pleiku) sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật”-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-thông tin.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null