Plei Ngó: Làng trong phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Plei Ngó thuộc phường Trà Bá và nằm ngay cửa ngõ vào TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai). Trong hơn thập kỷ qua, Plei Ngó chuyển mình mạnh mẽ góp phần tạo nên diện mạo đô thị Pleiku ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Ngày trước, Plei Ngó thuộc xã Chư Á. Năm 1994, làng sáp nhập vào phường Trà Bá. Anh Rmah Plunh-nguyên Trưởng thôn Plei Ngó-cho biết: Trước năm 1980, tất cả cư dân Plei Ngó là người Jrai. Sinh sống gần với người Kinh nên dân làng đã biết trồng rau, ruộng lúa nước; cây màu, cây ăn quả nhờ vào nước trời, nước giếng đào. Cây công nghiệp thì có hồ tiêu, cà phê. Ngoài ra, dân làng còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Làng có nếp nhà sàn, nhà rông truyền thống. Cưới xin, ma chay theo phong tục có đại diện chính quyền sở tại đến dự.
Ngày ấy, trường lớp tuy không khang trang nhưng quãng đường không xa, bậc tiểu học học ở làng, bậc THCS đến xã, THPT lên phố nên người biết chữ cũng nhiều. Đất đai màu mỡ, người dân cần cù, Plei Ngó ngày một phát triển. Đường làng nền đất rộng hẹp quanh co uốn lượn nối từng cụm dân cư, len giữa vườn cây, chạy ra đồng làng, về phố thị tạo thành một ngôi làng ven phố với nét đẹp thuần khiết.
Đường Bà Huyện Thanh Quan đoạn qua Plei Ngó (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Đình Phê
Đường Bà Huyện Thanh Quan đoạn qua Plei Ngó (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Đình Phê
Những năm qua, quá trình đô thị hóa của Pleiku lan tỏa mạnh theo chiều rộng. Một trong những đột phá làm thay đổi bộ mặt Plei Ngó là Bến xe Đức Long Gia Lai cùng đường Lý Nam Đế nhộn nhịp suốt ngày đêm. Hàng quán, dịch vụ giải trí, dịch vụ phục vụ nhu cầu dân sinh theo đó mọc lên. Những con đường trải nhựa rộng thênh như: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Trần Côn… cùng những con hẻm nối các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh chạy qua làng làm cho vùng đất ven đô vốn vắng vẻ xưa kia đã chuyển mình mạnh mẽ.
Lớp cư dân mới của làng “đợt đầu” là những cán bộ cả đương chức, về hưu vốn sinh ra từ làng, hoài niềm plei đến đây mua đất, xây nhà. “Đất lành chim đậu”, lớp cư dân tiếp theo gồm cả doanh nhân, tiểu thương, công chức tìm đến. Hiện nay, Plei Ngó gồm 486 hộ, trong đó 274 hộ dân tộc thiểu số. Hạ tầng giao thông thuận lợi, phương tiện tham gia giao thông phong phú, ngày càng nhiều hàng quán mở ra, Plei Ngó trở thành điểm đến phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí của người dân không chỉ ở Pleiku.
Plei Ngó hôm nay vẫn có cánh đồng lúa nước Ia Soi chừng 57 ha. Những sớm mai trời quang tạnh, cảnh sắc làng có trong veo da trời, trong veo nắng gió, trong veo tiếng chim trời; đồng làng xanh ngát cùng nhịp sống yên bình công việc nhà nông. Còn thấy những đàn bò thả rông, đàn gà quanh cây rơm, xe công nông chất đầy nông sản chạy trên đường. Mùi làng, hương đất đượm nồng thoảng theo gió đưa mỗi sớm mai ra, mỗi chiều chưa tắt nắng ở những cụm dân cư nông nghiệp. Dành thời gian dạo quanh Plei Ngó, tôi càng cảm nhận rõ nét sự vươn lên khởi sắc từng ngày của từng nếp nhà ở ngôi làng trong phố này. 
RƠ Ô TRÚC

Có thể bạn quan tâm

Khắp nơi tràn ngập rác thải. Ảnh: H.P

Gia Lai: Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

(GLO)- Hai tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai) lúc mới khánh thành rất sạch đẹp, người dân hay ra hóng mát. Giờ đây, hình ảnh đó đang bị thay thế bởi những đống rác thải, xà bần ngổn ngang tràn ra mặt đường.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt làm củi. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt bán

(GLO)-Thời điểm sáp nhập, chuyển giao bộ máy hành chính, quanh khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang cũ (nay là Đảng ủy xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai) có 17 cây xanh đường kính 25-50 cm bị cưa hạ. Các thân cây đã được bán làm củi, còn cành nhánh nhỏ bị đốt hoặc chất thành đống ngổn ngang.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null