(GLO)- Tiếp nối các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022, Cục Thuế tỉnh Gia Lai đang tích cực triển khai các chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian nộp thuế. Mặc dù ngân sách nhà nước bị chậm thu hoặc giảm thu trong ngắn hạn nhưng đổi lại, nền kinh tế được “tiếp sức” kịp thời để lấy đà phục hồi tăng trưởng theo hướng bền vững.
Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.
Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trong khi nhiều người tỏ ra thất vọng vì Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau Covid-19 thì các doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành lại không hề bất ngờ.
(GLO)- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối diện với nhiều khó khăn, Việt Nam thực sự đang trở thành một điểm sáng trong phục hồi và được các chuyên gia, tổ chức quốc tế uy tín đánh giá hết sức tích cực, lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam trong cả trung và dài hạn.
Lạm phát đang ngấm vào mọi ngóc ngách của đời sống. Thế nhưng giá xăng thì cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, liên tục tăng và người dân, doanh nghiệp lại đang ngồi trên lửa.
Hiện nay, một mặt chúng ta mở cửa bầu trời , tháo các rào cản về dịch tễ, quảng bá điểm đến, tổ chức ngày hội du lịch, xây dựng các sản phẩm - dịch vụ độc đáo... sẵn sàng đón khách quốc tế, nhưng mặt khác chính sách visa lại đang cản trở khách chọn Việt Nam ngày mở cửa trở lại.
Cho đến thời điểm này, mọi hoạt động du lịch, đón khách tham quan, nghỉ dưỡng... tại miền Trung đã diễn ra bình thường, không hề có bất cứ khó khăn, trở ngại nào đối với du khách. Tuy nhiên, còn rất lâu mới có thể khôi phục được lượng khách cũng như các dịch vụ du lịch như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan đã chọn tuần lễ đầu tiên ngay sau Tết Nguyên đán để làm việc với các giám đốc sở NN-PTNT của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Những thông tin cuối năm 2021 làm cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân hứng khởi. Tổng số thu ngân sách năm qua ước đạt 103,4% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỉ đồng như liều thuốc đặc trị cho nền kinh tế kiệt sức bởi đại dịch. Song, cũng như người bệnh, nếu không cho uống kịp thời, đủ liều thì cơ thể rất khó phục hồi, cường tráng trở lại; thậm chí bệnh tình còn trở nặng hơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01 với loạt giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội năm 2022 nhằm phấn đấu mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, thu nhập bình quân đầu người 3.900 USD.
Khẳng định sự cần thiết trong thời điểm hiện tại, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mục tiêu của gói hỗ trợ chính sách tài khóa, tiền tệ là hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, hỗ trợ cuộc sống người dân và từ đó quay lại mục tiêu tăng trưởng cao hơn để giải quyết những vấn đề xã hội khác.
(GLO)- Sáng 23-12, HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) khóa VIII (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc Kỳ họp thứ Tư. Dự kỳ họp có đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
Sáng 7/12, Báo Thanh Niên tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế“. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho biết: Từ tháng 10, ngay khi thành phố ban hành chương trình phục hồi kinh tế, du lịch là ngành đầu tiên làm kế hoạch riêng cho chương trình này.
Phục hồi kinh tế đang là mối quan tâm lớn nhất ở thời điểm hiện nay. Chỉ khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng mới tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích tiêu dùng, kích hoạt sản xuất...
Đúng 12 giờ ngày 20.11, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón đoàn du khách quốc tế đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam sau gần 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19.
Thích ứng an toàn với dịch, phục hồi kinh tế là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhưng trên thực tế lại có quá nhiều thứ chưa thực sự thích ứng và cản trở phục hồi kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kêu gọi đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế.
Phú Yên thống nhất khai thác vận tải hàng không nội địa giai đoạn 1 với tần suất khai thác: Phú Yên - Hà Nội 3 chuyến khứ hồi/ngày, Phú Yên - TPHCM 4 chuyến khứ hồi/ngày, đây là nội dung tại văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam ngày 3.10.
Số ca mắc và tử vong do dịch Covid-19 trên cả nước đang giảm nhiều. Kết quả bước đầu này thể hiện sự đồng lòng của người dân và nỗ lực từ Trung ương tới địa phương trong cuộc chiến với dịch. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, nhiều nguy cơ khó lường. Ngay cả các nước có tiềm lực kinh tế vẫn bị động, khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh.
(GLO)- Nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu như vậy tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 được tổ chức vào sáng 6-9.
Trong năm 2021, không gian chính sách không còn rộng rãi như năm 2020. Điều ấy khiến chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế hơn.