Đúng, trúng còn cần phải nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỉ đồng như liều thuốc đặc trị cho nền kinh tế kiệt sức bởi đại dịch. Song, cũng như người bệnh, nếu không cho uống kịp thời, đủ liều thì cơ thể rất khó phục hồi, cường tráng trở lại; thậm chí bệnh tình còn trở nặng hơn.

Gần 3 tuần sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết để chuẩn bị triển khai các giải pháp cụ thể.

Đối với người dân, doanh nghiệp, sau 4 đợt dịch Covid-19 họ đã sức tàn, lực kiệt và mong chờ từng ngày. Họ cần dòng tiền, thị trường, cơ chế thông thoáng, thủ tục nhanh gọn… để phục hồi, để vực dậy sản xuất, kinh doanh.

Gói 350.000 tỉ đồng có quy mô lớn nhất trong lịch sử, đối tượng rộng không dễ triển khai. Muốn hiệu quả lại phải nhanh, đúng và trúng lại càng khó. Thách thức đối với các bộ, ngành và địa phương rất lớn, đòi hỏi sự tập trung cao độ, quyết tâm đi cùng với năng lực, trách nhiệm và sự phối hợp nhịp nhàng.

Nhìn lại quá khứ, chúng ta đã có những bài học xương máu từ gói kích cầu hơn 1 tỉ USD năm 2009. Nền kinh tế sau đó đã tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp phục hồi nhưng hệ lụy rất nặng nề. Lãi suất, nợ xấu, lạm phát tăng vọt; thị trường vàng, USD, chứng khoán, bất động sản liên tục sốt nóng. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất cho gói hỗ trợ lần này là hướng dòng tiền vào đúng khu vực sản xuất, kinh doanh; đúng đối tượng cần hỗ trợ và có khả năng phục hồi. Những thủ tục rườm rà cần phải cắt bỏ, quá trình giải ngân nhanh chóng, thông thoáng.

Bên cạnh đó, với nhiều cơ chế đặc thù, quá trình triển khai cũng phải đi kèm với kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng trục lợi chính sách. Đặc biệt, trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp khó khăn thì càng phải đảm bảo minh bạch; trách nhiệm giải trình của từng cán bộ, công chức.

Các nước đã tung ra gói kích cầu hàng nghìn tỉ USD, nền kinh tế phục hồi rất mạnh trong năm 2021. Chúng ta đã đi sau một bước, từ top ngôi sao năm 2020, rơi xuống top cuối về tăng trưởng GDP trong năm 2021. Mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tuyên bố cứng rắn hơn về việc tăng lãi suất. Trên thế giới, giá dầu và hàng hóa đang leo thang từng ngày. Nếu chúng ta chậm trễ triển khai gói hỗ trợ sẽ dẫn tới hiệu ứng ngược. Số tiền lớn tung ra, GDP chưa tăng, lạm phát đã tăng trước, kéo theo nợ xấu, bong bóng bất động sản, chứng khoán. Khi đó, hậu quả rất nặng nề, rất khó khắc phục.

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.