Du lịch 'đội sổ', vì sao?  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi nhiều người tỏ ra thất vọng vì Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau Covid-19 thì các doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành lại không hề bất ngờ.

Việc ngành công nghiệp không khói của chúng ta "đi trước về sau" (mở cửa sớm nhưng lại về chót bảng) đã được dự báo trước, khi số lượng du khách quốc tế so với mục tiêu đề ra "không đạt đều" trong những tháng cuối cùng của năm tài chính 2022.

Chắc chắn sau kết quả trên, ngành du lịch sẽ phải có những phân tích nguyên nhân, lý do để tìm ra giải pháp khắc phục trong năm tới. Thế nhưng nhìn lại những gì chúng ta đã làm để "mở cửa du lịch" thì có lẽ vẫn phải "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Bởi những nút thắt lớn như chính sách visa chưa thông thoáng, thuận tiện; quảng bá - xúc tiến chưa đúng tầm - đúng trọng điểm cũng như việc doanh nghiệp ngành này chưa thể tiếp cận các gói hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh... đặt ra từ rất sớm nhưng không được giải quyết thấu đáo. Cộng với những khó khăn của kinh tế thế giới... kết quả là chúng ta về "chót bảng". Nhưng du lịch về chót bảng, không chỉ riêng ngành này bị ảnh hưởng.

Còn nhớ thời điểm đầu năm Chính phủ quyết liệt mở cửa du lịch bởi đánh giá đây là ngành kinh tế tổng hợp, là đầu vào và đầu ra của rất nhiều lĩnh vực khác như hệ thống lưu trú, hàng không, lữ hành, dịch vụ, bất động sản nghỉ dưỡng, xuất khẩu tại chỗ, chợ đêm... Ngay sau đó, các địa phương cũng lao vào "dọn nhà đón khách". Các doanh nghiệp lữ hành, hàng không ngập tràn hứng khởi trở lại sau 2 năm đóng cửa phòng chống dịch. Rồi hội thảo, hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy, mở rộng thị trường khách... Bao công sức và kỳ vọng để rồi kết quả lại gây thất vọng. Ông chủ của một hệ thống nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam thừa nhận, dù triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi, kích cầu nhưng họ vẫn lỗ nặng bởi khách nội không thể gánh nổi phần thiếu hụt của khách ngoại. Đó cũng là tình trạng chung của hệ thống lưu trú từ lớn đến nhỏ, từ cao cấp đến bình dân hiện nay. Các hãng hàng không thì đau đầu vì lỗ thông quý này sang quý khác. Bất động sản du lịch “đứng hình”, bất chấp vẫn được xướng tên ở những giải thưởng uy tín trên toàn cầu và từng nhiều lần được đánh giá lợi thế hơn hẳn so với các quốc gia láng giềng... Tất cả những cái không đạt này ảnh hưởng bao nhiêu đến tăng trưởng chung của kinh tế đất nước, tác động thế nào đến thu nhập của hàng triệu người lao động, làm lãng phí bao nhiêu công sức - thời gian của Chính phủ, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp, người dân...? Nếu chúng ta không định lượng các thiệt hại, những tác động tiêu cực từ việc "du lịch đội sổ" trên tổng thể đó thì chắc chắn sẽ không thể đưa ra các giải pháp chính xác, hiệu quả để phục hồi ngành công nghiệp không khói mà Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế.

Có một câu chuyện tưởng chừng chẳng liên quan nhưng đáng để chúng ta suy ngẫm. Đó là sự soán ngôi giàu nhất thế giới của "vua" hàng hiệu Bernard Arnault - ông chủ của tập đoàn xa xỉ Pháp LVMH - từ tay tỉ phú Elon Musk. Một trong những lý do của kết quả này được lý giải là hành vi mua sắm bù thời hậu Covid-19. Nhưng trước khi mua sắm bù thì trào lưu "du lịch trả thù" (cho thời gian bị trói chân ở nhà) đã được khởi xướng trên toàn cầu và rất nhiều quốc gia đã chớp lấy cơ hội để phục hồi kinh tế. Vì thế, đừng đổ lỗi cho kinh tế khó khăn mà hãy xem chúng ta đã thực sự làm tốt phần việc của mình để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam hay chưa - bắt đầu từ một chính sách visa thông thoáng, thuận tiện.

Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.