Các rào cản cho sự phục hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phục hồi kinh tế đang là mối quan tâm lớn nhất ở thời điểm hiện nay. Chỉ khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng mới tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích tiêu dùng, kích hoạt sản xuất...

Vòng quay này càng nhanh, càng mạnh thì giá trị tạo ra càng lớn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Nguyên lý cơ bản này ai cũng biết. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng chuyển sang “thích ứng linh hoạt” với tình hình mới khi vắc xin ngày càng được phủ rộng.Chúng ta đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm ứng phó Covid-19 nên mới mở cửa để đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại.

Thế nhưng, việc mở cửa vẫn hết sức truân chuyên. Đơn cử ngành du lịch, những điều kiện cần và đủ để mở cửa đã được các chuyên gia dịch tễ, kinh tế phân tích không thiếu lẽ gì.

Thực tế mô hình và bài học từ các nước trong và ngoài khu vực đều không thiếu. VN cũng lên kế hoạch mở cửa từ khá sớm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng ta vẫn hết sức rón rén. Mới chỉ có 5 tỉnh, thành được đón khách quốc tế; chưa mở đường bay quốc tế.

Đặc biệt, mỗi địa phương lại có những quy định riêng về cách ly, phong tỏa... khiến du lịch được tiếng là mở cửa, nhưng du khách từ quốc tế đến nội địa đều lèo tèo. Có khu nghỉ dưỡng sức chứa hàng ngàn người chỉ đón đôi trăm khách; có địa phương duyệt vài chục khách sạn đủ tiêu chuẩn, nhưng số lượng khách đến chỉ vài chục người. Mở cửa đón khách kiểu này, doanh số không thể cáng nổi chi phí mà chỉ khiến doanh nghiệp thêm kiệt quệ.

Không chỉ có ngành du lịch tiếp tục kiệt quệ mà hàng chục, hàng trăm ngành khác; hàng vạn, hàng triệu lao động trực tiếp, gián tiếp liên quan đến du lịch cũng ngắc ngoải theo. Từ các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, hệ thống lưu trú, thị trường dịch vụ... suốt 2 năm qua thở ô xy chờ mở cửa để được hà hơi tiếp sức nhưng cửa đã mở mà không khí vẫn chưa đủ do chỉ mở he hé. Họ vẫn ngắc ngoải chờ đợi không biết đến bao giờ.

Mới đây, đại diện của các doanh nghiệp có tàu du lịch nhà hàng đang hoạt động trên sông Sài Gòn đã gửi văn bản kêu cứu tới UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan mong được giảm phí thuê neo đậu tại cảng vì đã kiệt sức do nợ nần, do không được hoạt động, doanh thu không có mà lãi vay đè nặng khiến họ không thể gồng gánh thêm. Rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề cũng rơi vào tình trạng tương tự khi nhiều địa phương có xu hướng đóng trở lại khi số lượng ca F0 tăng nhanh. Có địa phương tái thiết lập hàng rào phong tỏa; một số tỉnh, thành lại tính chuyện cách ly người đến từ vùng đỏ, cam. Rồi tình trạng truy vết, cách ly vẫn được tiến hành như thời đầu chống dịch, bất chấp việc chúng ta đã phủ vắc xin thần tốc, nhiều nơi đã đạt miễn dịch cộng đồng.

Thế nên, với việc mở cửa thì quan trọng là phải mở trong tư duy. Chứ chỉ “mở trên giấy” hay “mở he hé” vì sợ trách nhiệm thì các giải pháp phục hồi kinh tế, các nỗ lực ngoại giao vắc xin, vắc xin thần tốc... sẽ bị lãng phí. Quan trọng hơn, nếu những rào cản cho việc phục hồi không được nhanh chóng dỡ bỏ, VN sẽ tụt hậu trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn ngoại trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trên thế giới đang luân chuyển tìm bến đáp hiện nay.

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.