Tăng nội lực cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bức tranh kinh tế cả nước tháng 5-2023 vừa được công bố với những số liệu dù chưa thật sự tích cực nhưng đã có nhiều điểm sáng.

Những chỉ số về sản xuất công nghiệp, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa, xuất nhập khẩu... đã có nhiều cải thiện so với các tháng đầu năm 2023 và cùng kỳ năm trước.

Quan trọng hơn, các chính sách điều hành của Chính phủ thời gian qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế chuyển biến tốt hơn trong trung hạn. Đơn cử, thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn sau những chính sách "nắn dòng" vốn tín dụng, chấn chỉnh trái phiếu doanh nghiệp… Nhưng về lâu dài, dòng vốn của nền kinh tế sẽ không chỉ đổ vào bất động sản mà còn lan tỏa sang các ngành sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, các lĩnh vực ưu tiên hơn của nền kinh tế. Bất động sản vẫn đóng góp tích cực cho bộ mặt đô thị ở các thành phố lớn nhưng theo hướng bền vững hơn, thay vì giá nhà đất tăng "nóng" như khoảng 5 năm qua, khiến dòng tiền của người dân và doanh nghiệp chỉ nhắm vào đó.

Trên thế giới, tín hiệu tích cực gần đây là lạm phát ở Mỹ và châu Âu đã hạ nhiệt, nhu cầu tiêu dùng đang hồi phục. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có đơn hàng trở lại.

Đối với doanh nghiệp, đã có những tín hiệu tích cực, nhất là việc Ngân hàng Nhà nước 3 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, kéo mặt bằng lãi suất đi xuống. Lãi suất cho vay giảm cho thấy chính sách điều hành về tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát huy hiệu quả trong việc xử lý bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất cho vay giảm, doanh nghiệp có thể không hết khó khăn ngay lập tức, tiếp cận được vốn rẻ ngay lập tức, song là dấu hiệu cho thấy đã có sự chuyển biến. Riêng bản thân doanh nghiệp, để tiếp tục vượt qua khó khăn, ngoài sự hỗ trợ của chính sách thì cần sự nỗ lực của từng đơn vị bằng cách tăng nội lực.

Cụ thể, từng doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ; chấp nhận có những doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động để làm lại, chuyển sang lĩnh vực khác tích cực hơn, triển vọng hơn. Thời kỳ "tiền rẻ", lãi suất thấp, huy động vốn dễ dàng trên thị trường trái phiếu, doanh nghiệp hoạt động ở những ngành thâm dụng vốn cao… đã qua. Doanh nghiệp cần chuẩn bị và xây dựng chiến lược bài bản ở những ngành có triển vọng. Việc sàng lọc của thị trường là cần thiết. Trong khó khăn, sẽ có cơ hội cho những doanh nghiệp được cấu trúc tốt; cần mạnh mẽ cắt giảm các mảng, phân khúc không cần thiết, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi, không dàn trải… để có cơ hội trong thời gian tới.

Thậm chí, tính toán sản xuất - kinh doanh để có lợi nhuận trong thời điểm khó khăn này có thể không thiết thực bằng việc chấp nhận duy trì hoạt động chỉ cần hòa vốn nhưng giữ được thị phần, giữ được khách hàng. Khi doanh nghiệp tốt lên, ngân hàng sẽ tự động tìm đến để cho vay. Ngoài ra, có rất nhiều kênh để huy động vốn đầu tư, thay vì chỉ trông chờ vào vốn tín dụng ngân hàng.

Trong khi chờ các chính sách vĩ mô hỗ trợ từ phía Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc để có thể "đón sóng" phục hồi kinh tế trong vài tháng tới. Doanh nghiệp nào tận dụng tốt sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Link bài gốc: https://nld.com.vn/goc-nhin/tang-noi-luc-cho-doanh-nghiep-2023060221422785.htm

Có thể bạn quan tâm

Không để kéo dài tình trạng “có tiền mà không biết tiêu”

Không để kéo dài tình trạng “có tiền mà không biết tiêu”

(GLO)- Chỉ còn gần 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023. Với nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất việc giải ngân đầu tư công, nhiều địa phương, bộ, ngành đang “chạy nước rút”, đặc biệt là với 41 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung cả nước là 65%.

Đừng hỏi vì sao sức mua yếu?

Đừng hỏi vì sao sức mua yếu?

Một loạt dịch vụ, sản phẩm đã và sẽ tăng giá trong thời gian tới khiến người dân và doanh nghiệp đều cảm thấy mệt mỏi. Giá vé máy bay đắt đỏ là vấn đề của ngành du lịch cả năm nay. Nhiều gia đình chính thức "cắt" đi chơi dịp Tết dương lịch này khi giá vé quá đắt đỏ.
Trợ lực cho xuất khẩu

Trợ lực cho xuất khẩu

Theo Bộ KH-ĐT, trong 11 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính: xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước chỉ 10,3 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 322,5 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu 296,67 tỷ USD.
An cư để lạc nghiệp

An cư để lạc nghiệp

'Công ty có 600 công nhân, phần lớn là lao động nhập cư, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được tiếp cận với nhà ở xã hội' là thực tế đáng buồn được bà Đinh Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH cao su Phong Thái (Bình Dương), chia sẻ tại diễn đàn của Đại hội XIII Công đoàn VN.
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Điều tử tế còn đây

Điều tử tế còn đây

Câu chuyện tử tế được tài khoản N.N.H. kể lại trong hành trình của anh ở Côn Đảo vừa qua. Bài viết của tài khoản N.N.H., thu hút hơn 18.000 lượt thích và gần 1.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, chỉ với vài dòng “Đó là mấy tờ tiền 500 ngàn do ai đó đặt hòn đá lên (để không bị bay mất).
Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.