​Phòng tránh những bệnh về da cho trẻ em vào mùa nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời tiết nắng nóng gay gắt, nguy cơ mắc những căn bệnh như: rôm sảy, mẩn đỏ, hăm kẽ, mụn nước, u nhọt, thủy đậu… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng rất cao.

So với người lớn, cấu trúc da của trẻ sơ sinh mỏng manh hơn rất nhiều. Trong giai đoạn đầu đời, da của bé cũng rất nhạy cảm, dễ nhiễm trùng vì cấu trúc làn da và tuyến mồ hôi vẫn chưa phát triển toàn diện, chưa hoạt động nhịp nhàng để thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường. Đặc biệt là với tiết trời nắng nóng gay gắt của mùa hè, làn da của bé phải được chăm sóc đặc biệt hơn.

Luôn ưu tiên chống nắng cho bé

Khi chưa được 6 tháng tuổi, trẻ không được dùng kem chống nắng. Ở độ tuổi này, cách an toàn nhất là hạn chế cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng lâu, nhất là thời điểm bức xạ tia cực tím đạt đỉnh điểm từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu phải đi ra ngoài cùng cha mẹ thì cần được che chắn bằng nón rộng vành, quần áo dài tay màu nhạt, hoặc lựa chọn tốt nhất là quấn bé trong chiếc khăn bông dệt bằng sợi hữu cơ có chức năng kháng khuẩn, ngăn tia cực tím.  

 
 Khăn choàng cho bé phải có chức năng ngăn tia cực tím
Khăn choàng cho bé phải có chức năng ngăn tia cực tím


Chú ý việc tắm rửa, lau mồ hôi cho bé

Trong thời gian rụng rốn, không nên tắm cho bé quá nhiều vì sẽ làm trôi lớp màng nhầy mỏng bảo vệ da, khiến da bé bị khô. Chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Nếu bé ra mồ hôi, hãy dùng loại khăn sữa thật mềm mịn để lau cho bé. Tốt nhất là nên tìm mua các loại khăn sữa sợi tre vừa có chức năng kháng khuẩn vừa thấm hút tốt để giữ cho da bé sạch sẽ và khô thoáng.

Chú ý những vùng cần lau mồ hôi thường xuyên để bảo vệ da của bé không bị hăm, rôm sảy hoặc nổi mẩn đó là: vùng cổ, nách, cổ tay, cổ chân, mông và kẽ mông.

Từ 6 tháng tuổi, da bé đã cứng cáp hơn và bé cũng bắt đầu thích vận động nhiều. Lúc này mẹ có thể tắm cho bé mỗi ngày, nhưng chỉ tắm 1 lần bằng nước ấm để hạn chế nhiễm lạnh. Nên tắm người và rửa mặt trước, gội đầu sau. Và chỉ nên tắm nhanh trong vòng 5-10 phút. Sau khi tắm xong nên lau kĩ cho bé ở các vùng cổ, nách, bẹn. Sau đó quấn bé bằng khăn bông to, không quá dày nhưng phải có khả năng thấm hút tốt, không bị xổ lông hay phai màu. Lưu ý nếu chọn khăn không kĩ lưỡng, bé có thể bị mắc các bệnh ngoài da và bệnh đường hô hấp vì hít phải bụi bông của khăn.

Thời điểm tắm tốt nhất cho bé là vào 16 giờ chiều khi trời đã bớt nóng nhưng vẫn chưa gió nhiều như buổi tối.

Để bảo vệ làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần chọn những chế phẩm vừa có tác dụng làm sạch da vừa phù hợp với sinh lý tự nhiên của làn da bé. Ngoài sữa tắm, dầu gội đầu, phấn rôm… thì khăn bông là vật dụng bắt buộc tiếp xúc với da bé nhiều hơn cả. Nhất là trong mùa nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi nên cần chú ý chọn mua các loại khăn bông vải mềm mại, chất liệu an toàn để sử dụng cho bé.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.