Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến về phương án thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Chơn Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại Văn bản số 4850/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến về phương án, phương thức thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Chơn Thành.

Đối với đề nghị của UBND tỉnh Bình Dương và ý kiến của các Bộ liên quan, UBND TP. Hồ Chí Minh về phương án, phương thức thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Chơn Thành; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến: UBND tỉnh Bình Dương tiếp thu ý kiến các Bộ, phối hợp với UBND Bình Phước xác định sự cần thiết và làm rõ cơ sở pháp lý, phương án giao UBND tỉnh Bình Phước làm chủ quản đầu tư khi tách dự án đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công; rà soát chi phí đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 50% tổng mức đầu tư, xác định nguồn vốn còn thiếu của các dự án thành phần.

Phương án thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Ảnh minh họa).

Phương án thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Ảnh minh họa).

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông-Vận tải để thống nhất về sự phù hợp với Quy hoạch toàn tuyến cao tốc theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 và cơ chế điều phối triển khai thực hiện Dự án.

Quy mô Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Chơn Thành từ đường Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 60,4 km; trong đó đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương-Bình Phước dài khoảng 53,3 km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1 km. Dự án được giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch với lộ giới 60 m và đầu tư đường cao tốc hoàn thiện có 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp và bao gồm các nút giao.

Dự án có đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương được đầu tư 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ đường Vành đai 3 đến cầu Khánh Vân, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên, có chiều dài khoảng 7,7 km được giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư thuộc dự án ĐT.743 và ĐT.747B, có tổng bề rộng nền từ 36 m-38 m (giữ quy hoạch với lộ giới 60 m). Đoạn từ cầu Khánh Vân đến ranh tỉnh Bình Dương-Bình Phước có chiều dài khoảng 45,6 km được giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (lộ giới 60 m) và đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ (có làn dừng khẩn cấp suốt tuyến); có đầu tư đường gom khoảng 9,15 km không liên tục.

Giai đoạn 2 của dự án được đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 6 làn xe cao tốc cho đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương-Bình Phước với chiều dài khoảng 53,3 km.

Dự kiến thời gian thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án trước năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất