Phê duyệt thẩm định báo cáo tác động môi trường hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 10-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đã ký ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo tác động môi trường hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku).

Vị trí dự án khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh thuộc các tổ 4, 7 của phường Trà Bá; tổ 3, 6 của phường Hội Phú và tổ 8, 9 của phường Ia Kring. Phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích 39,74 ha. Dự án gồm các hạng mục: san nền tổng thể diện tích khoảng 21,31 ha (không tính diện tích đường giao thông); đất giao thông 17,3 ha với tổng chiều dài các tuyến giao thông dự án là 4,727 km; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, an toàn giao thông, bãi đậu xe, công trình phòng hộ.

Nhiều hộ dân sống trên đường Châu Văn Liêm đã di dời, trả lại mặt bằng để triển khai dự án khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Nhiều hộ dân sống trên đường Châu Văn Liêm đã di dời, trả lại mặt bằng để triển khai dự án khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy

Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường gồm: Ở giai đoạn thi công xây dựng sẽ có nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nước thải rửa dụng cụ và phương tiện tham gia thi công các hạng mục công trình của dự án; bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động bóc lớp đất hữu cơ khu vực san lấp, từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu; tiếng ồn và độ rung từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công.

Ở giai đoạn vận hành sẽ có bụi, khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động của khu vực công cộng; nước thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ dân trong khu dân cư.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku chịu trách nhiệm triển khai các phương án bảo vệ môi trường hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, gồm: thu gom, xử lý các loại nước thải, rác thải; xử lý bụi, khí thải; xây dựng đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường; áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa các tác động xấu đến cảnh quan, môi trường, các công trình xây dựng và đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư trong quá trình thi công xây dựng, vận hành các hạng mục công trình của dự án; thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật để quản lý tiếng ồn, độ rung, bụi nhằm bảo đảm hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Chư Pưh kéo giảm tai nạn giao thông

Chư Pưh kéo giảm tai nạn giao thông

(GLO)-Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT). Kết quả là cả 3 chỉ số tai nạn giao thông, bao gồm số vụ, số người chết và số người bị thương đều giảm đáng kể.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: L.N

Chư Păh siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

(GLO)- Trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 500 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý nguồn nước ngầm nhằm mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.