Phát triển Du lịch Việt Nam bền vững từ góc độ đa ngành, đa chiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 2-1, tại thành phố Long Xuyên, Trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bình Dương, Trường Đại học HaWaii (Mỹ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức Hội thảo “Phát triển Du lịch Việt Nam bền vững từ góc độ đa ngành và đa chiều” lần thứ 9 tại An Giang. 
 Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Trên 350 đại biểu các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các Viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp đã tham dự Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho biết, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có đường biên giới dài gần 100 km giáp với hai tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia). Cùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ, các di tích quốc gia đặc biệt.
Việc phối hợp tổ chức Hội thảo lần này và các chuyến đi thực tế trải nghiệm của các đoàn tại các khu, điểm du lịch của tỉnh sẽ góp phần định hướng cho du lịch của địa phương trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa phát triển du lịch trở thành định hướng chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Thảo luận về chủ đề “Du lịch Tâm linh và Du lịch Văn hóa”-tiến sĩ Nguyễn Tô Lan (Viện nghiên cứu Hán - Nôm, Hà Nội) đã giới thiệu nghiên cứu về du lịch tín ngưỡng và lễ tục cộng đồng tại Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
Tham luận về chủ đề “Một số đề xuất sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang”-​tiến sỹ Ngô Thanh Loan, Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu cảnh quan nông thôn, tìm hiểu đời sống người dân, tham quan, tham gia các hoạt động nông nghiệp, ẩm thực và Homestay.
Tiến sĩ Ngô Thanh Loan cho rằng tỉnh An Giang cần chú ý đến thách thức do tương đồng với các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao chất lượng, tạo ra sự khác biệt về du lịch sinh thái, nông nghiệp, Homestay, ẩm thực. An Giang là trung tâm du lịch hành hương lớn nhất Nam bộ, tập trung ở Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, có nhiều tôn giáo lớn, các tôn giáo nội sinh và tín ngưỡng dân gian...
Thảo luận về chủ đề “Phát triển, bền vững và du lịch từ góc độ so sánh, đối chiếu,”​giáo sư, ​tiến sỹ Jonathan Warren (Đại học Washington, Mỹ) cho rằng, cần có sự tương tác giữa phát triển văn hóa, giáo dục với phát triển kinh tế. Khi có đầu tư cho giáo dục văn hóa sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế và ngược lại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung: Khắc họa sự hợp tác, tương tác liên châu Á: Góc nhìn từ Mekong; Quản lý đa cấp xuyên quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Nghiên cứu về thị trường du lịch tâm linh Việt Nam...
Hội thảo “Phát triển Du lịch Việt Nam bền vững từ góc độ đa ngành và đa chiều” lần thứ 9 tại An Giang, là cơ hội cho các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau trao đổi các quan điểm về vấn đề phát triển, bền vững trong du lịch; chia sẻ các kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu trong việc phát triển bền vững, chiến lược khai thác tài nguyên, xây dựng chính sách, hợp tác phát triển, giải pháp về bảo tồn di sản, phát triển, quảng bá, đào tạo...
Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null