Phát triển du lịch dưới dãy Ngọc Linh hùng vĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới chân dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ được xem như “nóc nhà” Đông Dương là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và đời sống người dân tộc Xơ Đăng đa sắc màu. Chính quyền huyện Tu Mơ Rông đang cố gắng phát triển các loại hình du lịch nơi đây.

Một bản làng người Xơ Đăng thấp thoáng dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: Thanh Tuấn

Một bản làng người Xơ Đăng thấp thoáng dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: “Huyện xác định rừng, dược liệu, trong đó có quốc bảo sâm Ngọc Linh gắn với du lịch là con đường phát triển kinh tế xã hội. Thời gian qua, huyện phát huy hiệu quả của các tổ du lịch, các Hợp tác xã du lịch cộng đồng, thúc đẩy hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo nên các tour, tuyến du lịch thu hút du khách”.

Ngày 6-7.2, huyện Tu Mơ Rông sẽ tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh, lễ hội khinh khí cầu bay qua miền quốc bảo, dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch tham quan.

Nếu như phía Đông tỉnh Kon Tum có Măng Đen, huyện Kon Plông với khí hậu quanh năm mát mẻ thì Tu Mơ Rông có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của đèo cao, vực sâu, không khí trong lành.

Khách du lịch tham quan vườn sâm dưới tán rừng già. Ảnh: Thanh Tuấn

Khách du lịch tham quan vườn sâm dưới tán rừng già. Ảnh: Thanh Tuấn

Ngoài núi Ngọc Linh hùng vĩ khơi dậy cảm giác muốn chinh phục, huyện còn có hệ thống thác, hồ nước đa dạng như thác Siu Puông, thác Y Hai, thác Tearong và hồ Ba Khen… Nổi bật nhất là thác Siu Puông, xung quanh thác là rừng già, hoa lá.

Du khách đến tham quan, trải nghiệm vườn sâm, thưởng thức các món ăn dân dã từ lá cây rừng độc đáo do người dân chế biến. Các loại dược liệu khác như sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử, đương quy… cũng được giới thiệu bày bán, tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Văn hoá đa sắc màu của đồng bào Xơ Đăng còn lưu giữ. Ảnh: Thanh Tuấn

Văn hoá đa sắc màu của đồng bào Xơ Đăng còn lưu giữ. Ảnh: Thanh Tuấn

Dưới chân dãy núi Ngọc Linh là các bản làng của đồng bào Xơ Đăng còn lưu giữ nhiều nét văn hoá bản sắc. Các cánh đồng lúa bậc thang đầy ắp nước, bản nhỏ chênh vênh bên sườn đồi… đều cuốn hút du khách.

Chị Trần Thị Hà, du khách quê Khánh Hoà cho biết: “Một số làng du lịch cộng đồng lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống rất ấn tượng …Với người dân nơi đây, phát triển du lịch vừa giúp giữ được màu xanh của rừng, văn hoá và nâng cao thu nhập từ phục vụ du khách, bán các sản phẩm của cư dân bản địa tự tay làm ra”.

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.