Phạt thủy điện xả lũ, dân có được bồi thường hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường, còn chính quyền xử phạt về vi phạm hành chính là chuyện khác.

Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB từng tích nước khiến sông suối cạn trơ đáy. Ảnh: T.T
Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB từng tích nước khiến sông suối cạn trơ đáy. Ảnh: T.T
Công ty TNHH Gia Nghi có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phát điện tại công trình Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (đóng tại xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) nhưng không có giấy phép theo quy định.  
Ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - ký Quyết định xử phạt Công ty TNHH Gia Nghi 160 triệu đồng. Công ty TNHH Gia Nghi là chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (có quy mô công suất lắp máy 5,1 MW).
Công ty TNHH Gia Nghi bị phạt do đã có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phép, chuyện này đương nhiên.
Nhưng xin hỏi, doanh nghiệp này từng xả lũ không đúng quy định, gây thiệt hại cho dân nhưng tại sao đến nay chưa bồi thường.
Cụ thể, vào tháng 3.2021, Thủy điện Đăk PôNe 2AB xả lũ mà không thông báo. Vì quá bất ngờ nên người dân không kịp xử lý tình huống, khiến nhiều diện tích đất, hoa màu, cà phê, hồ tiêu của người dân đang vào vụ mùa thu hoạch bị ngập. Người dân kiến nghị lên UBND tỉnh Kon Tum, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị có biện pháp xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Gia Nghi.
Và quan trọng nhất là phải đền bù thiệt hại, nhưng cho đến nay, người dân chưa nhận được đồng nào, cũng không thấy chính quyền giải quyết vụ việc.
Không chỉ vụ này, mà đã có nhiều vụ xả lũ khác, người dân vùng hạ lưu chịu nhiều thiệt hại, nhưng không ai có trách nhiệm bồi thường.
Báo Lao Động ngày 4.12.2021 đăng bài "Người dân Phú Yên phải được bồi thường thiệt hại do xả lũ", phản ánh vụ xả lũ không thông báo khiến cho Phú Yên có ba người chết, sáu người mất tích, hơn 50.000 căn nhà bị ngập, hơn 18.500 người phải sơ tán...
Đến nay cũng im hơi lặng tiếng.
Người dân thấp cổ bé họng chịu thiệt thòi, lại phải gom góp dựng lại nhà để ở, làm mảnh vườn, nuôi con gà con lợn để sống. Và cũng có thể bị một cơn lũ bất ngờ cuốn trôi đi, rồi trở về làm lại, lặng lẽ chấp nhận nó như một quy trình đương nhiên trong "quy trình xả lũ".
Ai cũng làm đúng quy trình, chỉ có lũ gây thiệt hại cho dân là sai quy trình. Ai cũng nói làm đúng pháp luật, nhưng thiệt hại gây ra cho dân thì không ai chịu trách nhiệm bồi thường.
Đó là một thứ quy trình không thể chấp nhận và phải bị nghiêm trị.
Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.