Phát huy vai trò trụ cột

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Quốc hội đang lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là 1 trong 3 trụ cột quan trọng đóng vai trò chủ đạo, tiên phong, nòng cốt của nền kinh tế. Dù vậy, DNNN vẫn phát triển chưa như kỳ vọng, mới đóng góp khoảng 28% thu ngân sách nhà nước; một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty có lợi nhuận âm, trong đó có DN có quy mô lớn, vai trò quan trọng…

Có một thực tế là lâu nay, hiệu quả của DNNN thường được đánh giá thuần túy ở góc độ quản trị, liên quan đến nhiều chính sách khác và chưa mạch lạc về vai trò.

Nếu đã là một thực thể kinh tế thì DNNN cần lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh. Đặt mục tiêu lợi nhuận rõ ràng, phân vai cụ thể sẽ giúp lãnh đạo DNNN xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch cho từng mục tiêu, nhiệm vụ. Vì thế, sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN thì phải trả về cho DNNN một vai trò đúng đắn trong một nền kinh tế thị trường với chức năng kinh doanh rõ ràng, thay vì chỉ là một công cụ để điều hành kinh tế vĩ mô.

DNNN cũng đang gặp một trở ngại vì quy định hiện hành nên chưa áp dụng được "lời ăn lỗ chịu", còn bị "trói tay, trói chân", chưa bứt phá lên được. Do đó, cần có tiêu chí về lợi nhuận rất rõ ràng. Bởi nhìn trên phương diện tài chính không ít DN đã thua lỗ, tỉ số sinh lợi của vốn thấp hay thậm chí là gây thất thoát tài sản nhà nước… nhưng khi đánh giá về mặt hiệu quả xã hội thì DNNN lại "được việc"!

Cũng cần thay đổi tư duy về hiệu quả hoạt động của DNNN, không thể cứng nhắc là "không được gây thất thoát tài sản nhà nước". Quy định này đang lợi bất cập hại, cái lợi ở đây là các DN phải kiểm soát đồng vốn hiệu quả, vì đằng sau là tiền thuế của dân, phải có trách nhiệm với người dân. Ở chiều ngược lại, vì quy định này mà dùng công cụ pháp chế để ràng buộc các DNNN không được để thất thoát tài sản, trong khi làm ăn, kinh doanh thì làm sao có thể dự án nào cũng hiệu quả, không rủi ro, thua lỗ!

Chấp nhận thua lỗ ngắn hạn để đạt được lợi nhuận dài hạn trong nhiều dự án của DNNN là phù hợp, cần đánh giá hiệu quả tổng thể của toàn dự án chứ không phải đánh giá theo từng năm. Khi được bổ nhiệm vào "ghế nóng", người đứng đầu cũng cần tinh thần doanh nhân để đưa DNNN phát triển, chứ không phải vì những quy định ràng buộc, thiếu rõ ràng kìm hãm sự dám nghĩ, dám làm và góp sức của doanh nhân.

Cần tạo ra sức bật mới để DNNN phát huy đúng vai trò trụ cột của nền kinh tế. Muốn vậy, một trong những giải pháp là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN, vốn đang "giẫm chân tại chỗ" thời gian qua. Cổ phần hóa một cách minh bạch để bảo đảm thu hút những đối tác tư nhân có năng lực tham gia vào quản trị và khai thác cái tài nguyên, tài sản đó của DNNN, góp sức thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Đại học Fulbright Việt Nam)

Theo Lam Giang ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Kế hoạch hoàn hảo

Kế hoạch hoàn hảo

Những bước cuối cùng để chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thực hiện. Kế hoạch rút ngắn thời gian lưu thông đường bộ của quốc gia đã bước vào giai đoạn quyết liệt, bằng những phương tiện hiện đại tương đồng với các nước.

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.