Phân mảnh' trách nhiệm trong phòng chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có gì đó chưa ổn trong phương án tổ chức tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 để ứng phó với nguy cơ biến thể BA.4, BA.5 làm tái bùng phát dịch trong cộng đồng.

Nhiều địa phương báo cáo xin “trả lại” vắc xin vì sắp hết hạn mà không có nhiều người dân chịu tiêm. Trong khi chính quyền địa phương thì phát ngôn “nóng” trên truyền thông, gây áp lực kiểu “người dân phải ký cam kết” để hối thúc tiêm tăng cường mũi 4 vắc xin Covid-19 nhằm chủ động kiểm soát nguy cơ tái bùng phát dịch. Thế rồi đến khi dân đi tiêm thì tái diễn cảnh quá tải ở một số điểm tiêm chủng.

Phía sau những luẩn quẩn ngổn ngang ấy là gì? Là hạn chế về năng lực của hệ thống y tế cộng đồng, hay là vấn đề ý thức phòng dịch kém của người dân, hay là giải pháp của cơ quan quản lý vẫn chưa đi vào thực chất? Những thứ ấy không vô can, nhưng có một thứ cần phải được phân tích để “chỉ mặt đặt tên” cho bài học về phòng chống dịch.

Đó là tình trạng “phân mảnh” bộ máy quản lý trong triển khai phòng chống dịch, điều đã được nhìn thấy ngay trong thời gian cao điểm chống dịch trước đây. Thoạt nhìn thì có vẻ tất cả các cơ quan quản lý, các nguồn lực chống dịch, các nhánh của hệ thống chính trị đều vào cuộc cùng nhau, đều quyết liệt và tập trung cho mục tiêu phòng chống dịch. Nhưng rồi như đã từng thấy trong những ngày chống dịch cao điểm: Ai thúc đẩy mục tiêu tiêm chủng cộng đồng cứ thúc đẩy, nhưng vắc xin phân bổ thế nào thì lại là chỗ khác quyết định; chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ chống dịch thì nghe rất tập trung, nhưng rồi ra đời hàng loạt app chống dịch khác nhau khiến dân hoa cả mắt, không biết sử dụng app nào là tiện nhất; anh nào muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân đi lại để duy trì hoạt động kinh tế và xã hội cấp thiết thì ban hành quy định hướng dẫn, nhưng phường xã không thích thì vẫn cứ đòi test Covid hằng ngày và xếp hàng chờ lấy giấy đi đường...

Tất cả những biểu hiện cụ thể đó chỉ là “triệu chứng” của căn bệnh “phân mảnh” trong công tác quản lý và vận hành xã hội. Giờ đến lúc phải tính chuyện thúc đẩy tỷ lệ tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 thì nơi nào thúc giục cứ việc thúc giục, còn nơi nào trả lại vắc xin cứ trả, và nơi tổ chức tiêm thì cứ sức tới đâu làm tới đó, dân có xếp hàng chờ tiêm thì cứ xếp hàng.

Hay là trong bối cảnh bình thường mới hậu Covid-19, công tác nghiên cứu dự báo, tiên lượng nguy cơ, xây dựng phương án ứng phó đã âm thầm bị đẩy lùi vào phạm trù “chiêu thức ứng biến”. Thấy chủng mới xuất hiện ở nhiều nơi thì thúc đẩy tuyên truyền trên truyền thông, còn thực tế thì chưa thật sự chuẩn bị một kế hoạch có tính hành động đúng nghĩa để quản trị rủi ro tái bùng phát dịch.

Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 vẫn rình rập, vì thế rất cần sự tập trung, vận hành nhịp nhàng, trách nhiệm của cả bộ máy mới mong giữ vững được thành quả chống dịch thời gian qua, từ đó có “dư địa” phục hồi và phát triển nền kinh tế vốn đã thiệt hại nặng nề trong 2 năm đại dịch.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.