Phấn đấu có 26 cơ sở giết mổ động vật tập trung vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký ban hành Kế hoạch số 3032/KH-UBND về việc triển khai Đề án “Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Theo đó, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 26 cơ sở giết mổ động vật tập trung hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động với tổng quy mô hơn 255 ngàn m2, công suất dự kiến hơn 10 nghìn con gia súc, gia cầm/ngày đêm; tỷ lệ gia súc, gia cầm giết mổ có kiểm soát đạt khoảng 50% và 60% vào năm 2025; khoảng 80% gia súc và 70% gia cầm giết mổ có kiểm soát vào năm 2030; tỷ lệ giết mổ tập trung bán công nghiệp và công nghiệp đạt khoảng 70% gia súc và 50% gia cầm vào năm 2030.

gia-lai-phan-dau-co-26-co-so-giet-mo-dong-vat-tap-trung-di-vao-hoat-dong-nam-2030-voi-cong-suat-du-kien-hon-10-nghin-con-gia-suc-gia-camngay-dem-anh-hong-thuong.jpg
Gia Lai phấn đấu có 26 cơ sở giết mổ động vật tập trung đi vào hoạt động năm 2030. Ảnh: Hồng Thương

Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt đạt từ 25% đến 30% vào năm 2030; đồng thời, phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2030 đạt khoảng 14.800 tỷ đồng (chiếm khoảng 29% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh).

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra một số nội dung thực hiện như: Tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ, chế biến, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến; phát triển hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chế biến các sản phẩm chăn nuôi; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết dọc và tăng cường kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi chế biến; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.