Phải tăng mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tế đời sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Luật Thuế thu nhập cá nhân bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cho nên mới đây, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với sắc thuế này.
Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: Tổng cục Thuế

Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: Tổng cục Thuế

Hiện mức giảm trừ gia cảnh gồm giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Bao nhiêu năm qua, theo đà mất giá đồng tiền, giá cả hàng hóa tăng nhiều lần. Nói cụ thể cho nó nhanh, một bát phở từ 10.000 -15.000 đồng đã tăng lên gấp 3-4 lần, nhưng mức giảm trừ gia cảnh vẫn như cũ. So sánh với thực tiễn sẽ thấy con số tuyệt đối 4,4 triệu đồng/tháng giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc là bất hợp lý.

Để nuôi một đứa con ăn học, với mong muốn trở thành công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế, nhưng với 4,4 triệu đồng/tháng, thì đó là mơ ước hão huyền.

Ngay đối với người nộp thuế, mức giảm trừ 11 triệu đồng/tháng là quá xa rời thực tế đời sống. Hãy thử tính một người là trụ cột của gia đình, phải lo từ cơm áo gạo tiền đến điện nước, xăng xe đi lại, chưa kể ốm đau, giao tiếp xã hội, quan hôn tang tế, thì với 11 triệu đồng là sống rất chật vật.

Đối với công dân sinh sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, thì 11 triệu đồng chắc chắn không đủ trang trải cho sinh hoạt bình thường. Với số tiền đó, sẽ thiếu hụt, khó khăn, giật gấu vá vai để lo cho gia đình.

Như vậy là không công bằng đối với người nộp thuế.

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS.TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - cho rằng, lộ trình đến 2025 mới sửa Luật Thuế TNCN là quá chậm trễ.

Theo PGS Long: "Tình hình đã thay đổi nhiều rồi, Luật Thuế TNCN hiện nay chưa phản ánh được thực trạng cuộc sống. Mức khởi điểm chịu thuế rồi giảm trừ gia cảnh đã không còn phù hợp nữa. Hơn nữa, Luật Thuế TNCN mà không phù hợp cũng không khuyến khích được những người tài năng cống hiến. Tôi cho rằng đến 2025 mới sửa luật này là quá chậm trễ, quá lạc hậu".

Khi quy định của pháp luật không còn phù hợp với cuộc sống, thì bắt buộc phải điều chỉnh. Ai cũng thấy rõ mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu thì tại sao không mạnh dạn thay đổi.

Quy định của pháp luật do con người đặt ra để phục vụ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho con người. Thuế thu nhập cá nhân là sắc luật sát sườn nhất với đời sống của con người, cho nên phải điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh kịp thời và phù hợp với thực tế khách quan, không thể chần chừ nữa.

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.